Đại-Dương
Ấn Độ có dân số 1.4 tỷ người, ít hơn Trung Quốc, nhưng, thua xa Trung Cộng trên nhiều phương diện trong thời gian khoảng 80 năm qua.
Năm 2022, lợi tức bình quân đầu người ở Trung Quốc 12,970 USD so với 2,466 USD của Ấn Độ và Hoa Kỳ 75,180 USD. Suốt 100 năm qua. Ấn Độ không bị chiến tranh toàn diện và ác liệt như Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ấn Độ cũng chưa đóng vai trò chính trong Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung nên thiệt hại về chính trị, kinh tế, nhân mạng, môi trường không đáng kể.
Tại sao Ấn Độ khó trở thành cường quốc?
Thứ nhất, có quá nhiều thứ hạng trong xã hội được dân tộc chấp nhận do thượng đế ban cho nên rất an phận, thiếu tiềm lực và ý chí vươn lên để thay đổi số phận. Vì thế, Ấn Độ có một nền “tự do và dân chủ tĩnh”. Mỗi thành phần đều tự do và không chạm đến quyền tự do nhóm khác. Sự tranh chấp trong xã hội thường vì lý do tôn giáo, chủng tộc và đẳng cấp xã hội hơn là xung đột chính trị.
Thứ hai, họ chấp nhận số phận “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa” như xã hội đã cố định từ ngàn xưa.
Thứ ba, nhiều người Ấn Độ không chấp nhận “số phận giai cấp” nên bỏ nước đi tìm địa vị ở xã hội mới mà không bao giờ có được ở nơi chôn nhau cắt rốn. Anh Quốc đã có Thủ tướng gốc Ấn Độ, Hoa Kỳ có Phó tổng thống, các Đại công ty ở Mỹ đã có các viên chức cao cấp nhất, gốc Ấn Độ nắm quyền điều hành. Người Mỹ gốc Ấn chiếm đa số Dược sĩ tại Hoa Kỳ.
Thứ tư, Ấn Độ bị chảy máu chất xám nên trở thành người khổng lồ đi chân đất trong sinh hoạt sôi động của loài người.
Sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ lãnh đạo Khối dân chủ Tự do. Liên Xô (1947-1991) cai quản Khối Xã hội Chủ nghĩa. Hai siêu cường cạnh tranh về thế thượng phong.
Phong Trào Không Liên Kết (Non-Aligned Movement=NAM), Thủ tướng Ấn Độ, Jawaharlal Nehru và cựu Tổng thống Ai Cập, Gamal Nasser cùng Chủ tịch Nam Tư (Yugoslavia), Josip Tito thành lập từ tháng 4 năm 1955; đến năm 2007 quy tụ được 118 thành viên. NAM đại diện cho gần 2/3 thành viên Liên Hiệp Quốc và 55% dân số thế giới.
Phong trào Không liên kết chỉ là một Tổ chức hữu danh vô thực
Thứ nhất, nhiều lãnh tụ quốc gia trở thành độc tài cá nhân hoặc độc tài toàn trị.
Thứ hai, chiến tranh giữa các thành viên xảy ra thường xuyên nên quyết định tập thể trở thành vô hiệu.
Thứ ba, một số quốc gia phải đơn phương hợp tác với các nước tư bản hoặc thị trường tự do.
Thứ tư, các quốc gia cầm đầu NAM đều nghèo, kém phát triển nên chẳng giúp được ai.
Ảo tưởng của Phong Trào Không Liên Kết
Tuyên bố Havana 1979, bao gồm việc bảo đảm “độc lập và chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các quốc gia không liên kết” trong “cuộc đấu tranh chống lại Chủ nghĩa Đế quốc, Chủ nghĩa Thực dân, Chủ nghĩa Thực dân Mới, Chủ nghĩa Phân biệt Chủng tộc và tất cả hình thức xâm lược, chiếm đóng, thống trị, can thiệp hay bá quyền nước ngoài”.
Thứ nhất, Thủ tướng Nehru tưởng rằng khi nắm được 2/3 thành viên trong Liên Hiệp Quốc sẽ làm đối trọng nặng ký trên trường quốc tế. Thực sự, sức mạnh quân sự hoặc kinh tế mới quyết định vai trò lãnh đạo thế giới.
Thứ hai, hầu hết các quốc gia trong NAM đều hy vọng sẽ được các nước Tư Bản tự động bồi thường tương ứng với thời gian thống trị trong quá khứ.
Thứ ba, các quốc gia đang phát triển hoặc chậm tiến muốn dùng đòn bẩy của NAM khi cần thương lượng với các ông chủ cũ.
Thứ tư, hy vọng chiến tranh không còn xảy ra vì tất cả đều là anh em một nhà. Thực tế, chiến tranh xảy ra thường xuyên và ác liệt hơn giữa Ấn Độ và Pakistan; Iran và Iraq; Ả Rập Xê Út và Bahrain; Ai Cập và Yemen; UAE và Qatar; Ả Rập Xê Út và Iran. Việt Cộng tấn công Campuchia năm 1982 và cai trị suốt 10 năm mới rút quân do bị áp lực quốc tế.
Sự thật, từng quốc gia trong Phong trào Không Liên kết phải tự xoay xở cho quyền lợi của dân tộc bất chấp giáo điều của Phong trào. Tân Gia Ba hợp tác chặt chẽ với Tây Phương nên lợi tức bình quân đầu người được 79,426 USD cao hơn Hoa Kỳ trong khi Burundi ở Châu Phi chỉ được 293 USD. Mọi sáng kiến làm thay đổi bộ mặt của loài người không xuất phát từ Ấn Độ.
Từ 1 tháng 12/2022, Ấn Độ bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch G20 luân phiên đã hy vọng mang lại những thành quả to lớn cho Cộng đồng Nhân loại, xứng đáng với vai trò sáng lập viên của Phong trào Không liên kết.
Phiên họp đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao G20 thuộc 19 quốc gia giàu có nhất thế giới cộng với Liên minh Châu Âu, chiếm 85% sản lượng kinh tế và 2/3 dân số toàn cầu.
Tổng thống Ấn Độ, Narendra Modi khai mạc phiên họp “cảnh báo rằng sự chia rẽ toàn cầu đang gây nguy hiểm cho sự phát triển bền vững. Nhiều nước đang phát triển phải vật lộn với các khoản nợ không bền vững trong khi cố gắng đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng. Họ cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự nóng lên toàn cầu do các nước giàu hơn gây ra”.
Nga xâm lược Ukraine từ 24/12/2022 khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố “Hoa Kỳ sẽ không đưa quân vào Ukraine” như một hồi kèn rút quân!
Sau Ukraine sẽ còn ai nữa khiến cho các tiểu quốc giáp giới với Nga nơm nớp lo sợ ngày đêm. Họ đốt đuốc đi tìm đồng minh và móc hầu bao viện trợ cho nạn nhân Ukraine đã hơn một năm mà ngọn đèn cuối đường hầm vẫn như áng ma trơi.
Nga đang huấn luyện 300,000 thanh niên quân dịch và công nhận Tổ chức Lính đánh thuê có vai trò như một lực lượng chính quy sẽ sẵn sàng cho chiến dịch Mùa Xuân tại Ukraine?
Mối đe dọa chiến tranh lan rộng mà trong bài phát biểu đầu tiên bằng Anh ngữ, Thủ tướng Narendra Modi chỉ cảnh cáo “Nhiều nước đang phát triển phải vật lộn với các khoản nợ không bền vững trong khi cố gắng đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng. Họ cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự nóng lên toàn cầu do các nước giàu hơn gây ra”.
Nga xâm lược Ukraine làm thế giới nghèo thêm vì hầu hết các quốc gia G20 đã viện trợ cho Ukraine nhằm tránh khuyến khích Trung Quốc, Bắc Triều Tiên mở mặt trận Đông Bắc Á.
Cuộc họp của các Ngoại trưởng G20 kết thúc mà không có thông cáo chung vì Nga và Trung Quốc từ chối ký vào “văn kiện ủng hộ lời kêu gọi Nga rút hết lực lượng khỏi Ukraina”, giống như cuộc họp của các Bộ trưởng Tài Chính G20 vào tuần trước.
Điều này chứng tỏ Ấn Độ đứng về phía Nga, Trung Quốc vì thuộc khối Shanghai Cooperation Organization (SCО).
SCO gồm Nga, Trung Hoa, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan ra đời năm 2001. Từ năm 2017 đến 2022 đã thu nhận thêm Ấn Độ, Pakistan, Iran.
Nga và Trung Quốc không ký văn bản kêu gọi Nga rút hết quân khỏi Ukraine nên Cuộc họp của các Ngoại trưởng G20 kết thúc mà chẳng ra được Thông cáo chung.
Từ nay trở đi, vai trò Chủ tịch G20 của Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi tự nói, tự nghe, tự khen mà đường ai nấy đi.
Hợp tác chặt chẽ với siêu cường Hoa Kỳ nên Nhật Bản thành Rồng trên đống tro tàn Đệ nhị Thế chiến. Hợp tác khăng khít với Hoa Kỳ mà Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, Hồng Kông thành Hổ.
Hợp tác với Nga, Hoa chỉ thành thảo khấu chuyên gây hại dân lành.
Đại-Dương