Việt Cộng phản đối Úc phát hành tiền xu có in cờ Việt Nam Cộng Hoà, Di dân bất hợp pháp và việc chấm dứt Tittle 42,

Chương Trình “Những Điều Trông Thấy”
với cựu Đại Úy Nguyễn Thị Bé Bảy
Dũng Nghiêm phụ trách
trên Đài Phát Thanh Sàigòn- Dallas, làn sóng 1160 AM
lúc 3:30pm – 4:00 pm (Giờ Miền Đông)
Friday May 5, 2023

Việt Cộng phản đối Úc phát hành tiền xu có in cờ Việt Nam Cộng Hoà
– Di dân bất hợp pháp và việc chấm dứt Tittle 42
– Trung Cộng ủng hô nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nêu rõ hành động xâm lược Ukraine của Nga

Câu hỏi 1.Việt Nam phản đối việc hai cơ quan thuộc Kho Bạc và Bưu Chính Australia phát hành tiền xu có in cờ Việt Nam Cộng Hòa nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền nam Việt Nam năm 1973.
Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu Chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh “cờ vàng”, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”. Cộng đồng người Việt tại Australia bày tỏ sự bất bình trước tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam . Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài nhất mà Australia từng tham gia trong thế kỷ 20 với hơn một thập kỷ, với ban đầu chỉ từ một đội huấn luyện quân sự thành một tiểu đoàn và sau đó là một đội đặc nhiệm. Các lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân của nước này đều tham gia bên cạnh lực lượng của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.Quân đội Úc đóng vai trò lớn với cơ sở hoạt động chủ yếu ở tỉnh Phước Tuy của miền Nam Việt Nam. Khoảng 57.000 quân dân Australia đã phục vụ tại Việt Nam . Cô nhận xét như thế nào về sự việc này?

Đáp:
Khi phát hành đồng tiền này, Sở đúc tiền của Úc nói rõ là để tưởng niệm trên dưới 60 ngàn chiến sĩ Úc đã tham chiến trong đó có 500 chiến sĩ đã tử trận trong chiến tranh Việt Nam.
Hành động của bộ ngoại giao Việt Cộng là một hành động tào lao, như chúng đã từng làm và từng nói lấy được, nhưng dĩ nhiên là không có kết quả.
Việc phát hành tiền tệ là chủ quyền của nước Úc, và chiến tranh Việt Nam có sự tham gia của quân đội Úc cùng chiến đấu với Việt Nam Cộng Hòa đã là một sự kiện lịch sử không thể bôi xoá. Tất cả các lực lượng đồng minh với VNCH có quân đội tham chiến tại Việt Nam đều được chính phủ VNCH ân thưởng huy chuơng chiến tranh Việt Nam với cờ vàng 3 sọc đỏ.
Nay chính phủ Úc phát hành tiền tệ có in hình cờ vàng của VNCH để đánh dấu một sự kiện lịch sử có thật, nhà cầm quyền Việt Cộng lên tiếng phản đối thì sẽ không có ảnh hưởng gì đến chính quyền nước Úc, lại cỏn cho thấy sự thiếu hiểu biết trong lãnh vực ngoại giao.
Bộ Ngoại Giao Việt Cộng nói cờ vàng là cờ của một chế độ đã không còn tồn tại, điều này không ai phủ nhận, Nhưng cũng có một thực tế mà không ai có thể phủ nhận được là hiện nay, lá cờ vàng của thể chế VNCH vẫn tồn tại, chẳng những tồn tại mà còn hiện hữu trên khắp thề giới, bất cứ nơi nào có sự hiện diện của người Việt Nam. Ngày xưa, Đế Quốc Anh có câu: mặt trời không bao giờ lặn ở nước Anh. Bây giờ chúng ta có thể nói, mặt trời không bao giờ lặn với lá cờ Việt Nam Cộng Hòa.
Riêng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, cờ vàng đã xuất hiện trong 2 cuộc diễn hành hàng năm, đó là cuộc Diễn Hành Ngày Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Kỳ, năm nay là ngày Thứ Hai 29 tháng 5 năm 2023 sẽ do Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận đảm trách và cuộc Diễn Hành Đôc Lập Hoa Kỳ July 4, sẽ do Cộng Đồng Việt Nam Hoa Thịnh Đốn, Maryland và Virginia đảm trách.
Bộ ngoại giao Việt Cộng cho rằng thể chế VNCH không còn tồn tại, nhưng thực tế lại cho thấy, thể chế VNCH vẫn tồn tại trong lòng của mọi người dân VNCH, dù ở trong hay ngoài nước. Chẳng những chỉ tồn tại trong lòng con dân VNCH, mà còn tác động mạnh mẽ đến những con người ở bên kia vĩ tuyến 17.
Sau ngày 30 tháng tư 1975 cho tới nay, người dân miền Bắc dần dần nhìn thấy rõ ai là người thắng cuộc.
Đầu tiên, hình ảnh từng đoàn xe vận tải chở hàng hóa, đồ đạc từ miền Nam ra Bắc đã cho thấy điều gì? Thuở ấy, câu nói phổ biến là người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng ai cũng biết.
Sau những đợt bần cùng hoá nguời dân miền Nam bằng các chiến dịch đánh tư sản, các cuộc đổi tiền, đẩy người dân đến các vùng kinh tế mới, có người không còn gì để sống. lúc ấy mọi người đều tiếc nuối cuộc sống tư do no ấm dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà.
Hiện nay, sự thắng thua được thể hiện rất rõ ràng trên mặt trận văn hoá.
Nến văn hoá của VNCH là tự do, khai phóng và nhân bản, bị Việt Cộng bôi bẩn là văn hoá đồi trụy, bây giờ đã phục hồi ở trong nước.
Những sách vở thời VNCH sau khi bị lũ 30 tháng tư tịch thu đốt bỏ, bây giờ đang được tìm kiếm và trở thành sách quý. Những nhạc phẩm dưới thời VNCH, gọi là nhạc vàng bây giờ được hát vang từ Bắc chí Nam , tận hang cùng ngỏ hẻm ở thành phố cũng như khắp nơi ở nông thôn, trên internet, trên youtube!
Bọn cộng sản lúc nào cũng chửi rũa tư bản và rêu rao tư bản giẫy chết, nhưng bọn họ, từ những người vô sản sống trong rừng trước 30 tháng tư 1975 với nón cối dép râu, nay đã trở thành những đại gia mặc áo vest mah giàu tây, ngụ trong những ngôi biệt thự lộng lẫy, tổ chức những bữa tiệc hàng trăm ngàn đô la, mua nhà đất, gởi con cháu du học ở Hoa Kỳ, chẳng thấy tên cộng sản nào cho con cháu du học ở Trung Cộng hay Nga, hoặc Băc Hàn. Cả lũ, cả bọn hiện nay là những tên tư bản đỏ, đã bán tài nguyên, nhượng đất đai cho Trung Cộng để thu lợi riêng.
Chúng nó là tên tội đồ của dân tộc, phải biết rằng tuy VNCH không còn tồn tại trên phương diện ngoại giao, nhưng vẫn còn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân Việt Nam .

Câu hỏi 2.
Theo Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ, Đề mục 42, một lệnh y tế công có từ thời Tổng Thống Trump cho phép chính phủ tự động trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp, sẽ hết hiệu lực vào ngày 11/05. Khi Đề mục 42 hết hạn, thì tất cả những người nhập cư bất hợp pháp sẽ được giải quyết theo Đề mục 8 luật nhập cư vốn phức tạp hơn và là một quá trình dài hơn.Dân biểu Henry Cuellar (Dân Chủ-Texas), một thành viên Đảng Dân Chủ, nói với The Epoch Times rằng Đề mục 42 đã không hiệu quả trong việc ngăn chặn những người nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Ước tính có hơn 3,000 người di cư từ ít nhất 50 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, sẽ tuần hành đến biên giới Hoa Kỳ sau khi Đề mục 42 bị hủy bỏ, nhưng con số thực tế có thể lớn hơn thế.
Mexico gần đây đã cấp cho những người di cư quyền đi lại tự do qua đất nước này bằng cách cấp cho họ thị thực để nhanh chóng đến biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Trước đây ông Biden và đảng Dân Chủ chống đối những luật lệ hạn chế nguoi nhập cư của ông Trump, lại còn phá vỡ hàng rào biên giới một công trình của ông Trump, nay ông Biden mới thấy nguy hiểm truoc hiêm họa biên giới, có vẻ hơi muộn màng. Xin cô nhận định?

Đáp:
Nói rằng ông Biden bây giờ mới thấy hiểm họa tại biên giới là không đúng đâu!
Đúng ra, là Biden đã chủ trương mở cửa biên giới để cho di dân bất hợp pháp tràn vào nước Mỹ với 1 mục đích. Như đã nói nhiều lần trên chương trình này, mục đích ấy là trồng người, người ở đây là những cử tri tiềm năng cho đảng Dân Chủ. Tới nay thì số cử tri tiềm năng đã quá đủ cho đảng Dân Chủ trong những kỳ bầu cử trong tương lai.
Trong 2 năm qua, trên dưới 5 triệu di dân bất hợp pháp đã vào nước Mỹ như chốn không người, kể cả những tội phạm đã bị trục xuất nhiều lần, như phạm nhân vừa bắn chết 5 người ở Texas, tên này đã ra vào nước Mỹ như đi chợ, và đã bị trục xuất 5 lần.
Dân biểu Dân Chủ Henry Cuellar cho rằng Mục 42 của ông Trump không hiệu quả, nó không có hiệu quả vỉ chính quyền Biden không muốn áp dụng nó, đồng thời với sắc lệnh ngưng xây bức tường biên giới đã được Biden ký trong ngày đầu tiên nhậm chức. Trong khi bức tường biên giới phải ngừng xây, nhưng mỗi ngày vẫn phải tốn 3 triệu mỹ kim để trả phí khoản mướn đất để chứa những vật liệu chưa xử dụng và những khoản tiền phải trả cho nhà thầu vì giao kèo xây cất bị ngưng bất thình lình. Thật là phí phạm, nhưng chính quyền Biden không quan tâm. Cũng như Biden không quan tâm đến vấn đề ma túy fetanyl đang hoành hành trong nước Mỹ, chất ma túy này đã giết hại lứa tuổi thanh niên từ 17 đến 45 nhiều nhất.
Ngoài vấn nạn ma túy fentanyl, còn có tình trạng vô gia cư gia tăng khủng khiếp, thử tưởng tượng với con số mấy triệu người vào nước Mỹ chỉ trong 2 năm thì họ ở đâu nếu không ở ngoài đường?
Môi trường vô gia cư sẽ khiến nảy sanh nhiều vấn đề, trong đó có tội ác.
Như đã nói nhiều lần trong chương trình này, đây là một chuyện dài không có đoạn kết.
Trong lúc đó, thì ông Tổng Trưởng Nội An thì nói rằng, biên giới không mở và cô Tùy Viên Báo Chí Bạch Ốc Jean Pierre tuyên bố, di dân đã giảm 90%.
Hết ý kiến!

Câu hỏi 3.
Việt Nam, Trung Quốc bất ngờ bỏ phiếu ủng hộ một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó có đoạn về ‘hành động xâm lược quân sự’ của Nga đối với Ukraine vào hôm 26/4.
Nghị quyết do 48 quốc gia đề xuất, khuyến khích Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Châu Âu tăng cường hợp tác ở tất cả các cấp để giải quyết hiệu quả nhiều chủ đề khác nhau. Đây cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc và Việt Nam theo phe đa số ủng hộ một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó có phần nêu rõ hành động “Nga xâm lược ở Ukraine và Gruzia trước đó”. Cô nhận xét lý do gì mà Trung Cộng và Việt Cộng thay đổi lời nói?

Đáp:
Việt Cộng theo đuôi Trung Cộng là chuyện dĩ nhiên, không cần bàn tới.
Cần nhắc lại trước đó, là Tập Cận Bình đã điện đàm với TT Ukraine Zelensky và muốn đóng vai trò trung gian đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine.
Theo nhận định của đài RFI:
Vì sao có ‘‘lá bài điện thoại’’ vào thời điểm này?
Cuộc điện thoại Tập Cận Bình – Zelensky mang lại những gì đáng kể cho phía Ukraine ? Ngoài việc Trung Cộng cam kết không cung cấp vũ khí cho Nga (theo tổng thống Zelensky), và việc Bắc Kinh cử phái đoàn công tác cấp cao, đứng đầu là cựu đại sứ Trung Cộng tại Nga đến Ukraine, trong hiện tại chính quyền Ukraine dường như không đặt mấy hy vọng vào tác động cụ thể của Bắc Kinh đối với tiến trình tìm giải pháp hòa bình.

Dù sao Trung Cộng cũng đã chính thức nhập cuộc vào các nỗ lực ngoại giao tìm giải pháp cho chiến tranh tại Ukraine , với cuộc điện đàm Tập – Zelensky và việc cử phái đoàn đến tại chỗ. Tuy nhiên để đánh giá được đúng ý nghĩa của các sự việc này cần đặt chúng trong bối cảnh không gian và thời gian rộng hơn. Gọi điện thoại cho tổng thống Ukraine có thể coi là một ‘‘lá bài’’ ngoại giao quan trọng của Trung Cộng. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là: Tại sao lãnh đạo tối cao Trung Cộng lại sử dụng ‘‘lá bài’’ đó vào thời điểm này?
Là “bị động” hay ‘‘giương bẫy’’ ?
Theo một số nhà quan sát, như chuyên gia về Trung Quốc Teresa Nogueira của cơ quan Amnesty International, cho rằng điện đàm của ông Tập Cận Bình diễn ra vào lúc Nga đã phải gánh chịu nhiều tổn thất trên chiến trường, viễn cảnh đè bẹp quân đội Ukraine là xa vời, khác hẳn thời gian đầu chiến tranh. Bên cạnh đó, kinh tế Trung Quốc – cho dù thu lợi nhiều trong thương mại với Nga trong một năm qua – nhìn chung đang gánh chịu nhiều thiệt hại hơn là lợi lộc. Đấy là chưa kể cuộc phản công mùa xuân được trông đợi của Quân đội Ukraine sắp bắt đầu, Bắc Kinh có thể bị trễ khi nhập cuộc sau đó.

Trái ngược với quan điểm coi Trung Quốc phải hành động trong thế bị động như trên, một số chuyên gia phương Tây nghi ngờ cao độ, coi cuộc điện đàm của Tập Cận Bình là ‘‘một chiếc bẫy’’ của Bắc Kinh, như ông Dan Baer, nhà nghiên cứu của Quỹ Carnegie Vì Hòa bình Quốc Tế, khi trả lời AFP. Chuyên gia về Trung Quốc Lưu Á Vĩ (Yawei Liu), cũng thuộc Quỹ Carnegie Vì Hòa bình Quốc Tế thì nói đến một ‘‘chiếc bẫy lớn’’. Nhà Trung Quốc Học François Godement, Viện Montaigne, trong một cuộc trả lời phỏng vấn France info (27/04) nêu giả thiết, đây là một thủ đoạn nhằm kìm hãm cuộc phản công của Quân đội Ukraine chuẩn bị diễn ra. Đây cũng là quan điểm của Max Hess, nhà nghiên cứu của chương trình Eurasia thuộc Foreign Policy Research Institute (trả lời CNBC).

Dù đối với Trung Quốc đây là một thủ đoạn ngoại giao hay do tình thế bắt buộc, giới quan sát không thể bỏ qua sự liên hệ giữa cuộc điện đàm Tập – Zelensky với chuyến công du Trung Quốc hồi đầu tháng của tổng thống Pháp. Điện Elysée nhìn nhận đây là một bước tiến về ngoại giao, trong lúc chuyến đi bị nhiều chỉ trích, lên án gay gắt ngay tại phương Tây vì bị xem là có lợi cho Trung Cộng. Báo Thụy Sĩ Blick hôm 27/04, một ngày sau cuộc điện đàm của Tập Cận Bình và Zelensky, đã dẫn lời một đại sứ Pháp, bênh vực thành tích ngoại giao của tổng thống Macron, khi khẳng định ‘‘Tất cả đã đồng thanh chỉ trích tổng thống Macron sau chuyến đi Bắc Kinh. Nhưng rõ ràng là ông ấy đã nói đúng: Tập Cận Bình sẽ gọi cho Zelensky’’.

Tóm lại, những việc đã xảy ra đều là các chiêu đòn chính trị, nhưng việc Trung Cộng công nhận Nga xâm chiếm Ukraine vẫn là một bất lợi cho Nga và việc Trung Cộng đóng vai trò trung gian giữa Nga và Ukraine là để hất chân Mỹ ra khỏi vấn đề đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga.