Miền Lam hát Cải Nương

Bạn thân mớn,

Bửa hổm, tui có gửi bài:
TRẦN VĂN GIANG : Tại Sao Cải Lương Đang Dẫy Chết ?
Đọc lợi, tui thấy cần dziết thêm dzô một mớ chiện khác.
Giờ, tui thấy OK.
Xin qưới dzị dzui lòng đọc bài mới của tui bởi có dán thêm nhiều hình minh họa cho gõ gàng đặng dzễ hiểu.
Xin cám ơn thiệt nhiều.
Tư suyễn

Bạn thân mớn,

Tui hổng phải là dân Nam kỳ miệt zdườn nhưng ở Saigon từ lúc nhỏ trước khi đám Bắc kỳ rau muống “đi tàu há mồm” dzi cư dzô Nam năm 1954.

Tôi rất mê tân nhạc nhưng hổng phải là tui ghét cải lương.

Sao dzậy? Bởi dzì hồi nhỏ, má tui hay dắt tui đi coi cải lương ở rạp Aristo hay Nguyễn Văn Hảo hay coi hát bộ ở đình Bầu Thắng.

Xem hát bộ thì hổng hiểu gì nhưng tui khoái cái màn Triệu Tử Long phò nhị tẩu, cầm cái chổi lông gà quơ qua quơ lợi rồi co một giò lên, sàng tới sàng lui, trợn mắt liếc ngang liếc dọc như sắp leo lên lưng ngựa, tay kia thì quíu cái lông trĩ thiệt đẹp máng trên mão kéo xuống dzớt một cái rẹt rồi thả ra coi thiệt là oai phong lẫm liệt điệu nghệ.

Trên sân khấu, trống uýnh đùng đùng và chiên gõ sang sảng, dưới sân khấu, nhỏ tui đơ ra êm re dzì chịu quá, Triệu Tử Long coi hùng thiệt. Mơi mốt, tui lớn lên sẽ kiếm cái chổi lông gà bự hơn để quơ qua quơ lại giống Triệu Tử Long đặng diễn cho mấy con nhỏ trong xóm coi cho lác mắt chơi.

Đi coi hát bộ thì ngồi đơ như dzậy, còn đi coi cải lương, dù là thằng nhỏ mới chừng 6,7 tuổi, vậy mà gặp màn diễn mùi, trên sân khấu, đào kép đang sục sùi bịn rịn chia tay. Dưới sân khấu, nhỏ tui cũng ứa nước mắt hổng thua gì má tui nhưng thúc thít chúc đỉnh làm bộ mắt dính bụi chứ hổng dám nhúc nhít bởi mắc cở muốn chớt.

Nói tới đoàn cải lương Kim Chung hay diễn ở rạp Aristo nằm trên đường Lê Lai, bên hông bến xe lửa cũ, có Huỳnh Thái là kép mùi diễn với đào thương Kim Chung và Bích Hợp, tui hổng bao giờ ứa lệ bởi dzì cái dzọng Bắc Kỳ mà dzô 6 câu, nó quê làm sao, nghe chói cái lỗ tai giống như Ray Charles hát bài Unchained Melody.

Cho nên, nghe má nói đi coi Kim Chung là tui kéo cờ trắng, time out. Xin hàng liền.

Tui thích đi coi cải lương và nghe ca vọng cổ hơn là đi xem kịch, nhất là bi kịch. Nếu hài kịch thì nghe Phi Thoàn cười nhiều hơn là Thanh Việt.

Mỗi lần coi cải lương nghe đào kép vô 6 câu rồi xuống xề, tui cũng dzỗ tay ran ran mặc dù hổng biết hay ở chỗ nào.

Bởi tui mê thích tân nhạc và có cái lỗ tai nghe nhạc rất thính. Cho nên, hay bị nhột cái lỗ tai khi đi coi cải lương và lúc nghe nhịp ca, tui cứ nhắp nhắp miệng theo để coi, vọng cổ nhịp điệu nó có giống cái thứ gì trong tân nhạc không, kiểu như Bồ lế rồ, Chachacha, Săm ba, rock, xì lâu…hay trước xuống xề, đào kép phải hát dài ngắn làm sao, bao nhiêu nhịp rồi mới xuống …….c huyền xề

Từng từng tứng tưng tưng tửng tửng từng tưng.

Lâu lâu nghe được tiếng gõ cóc khô khan của hai miếng gỗ mà thầy Dzăn Dzĩ gọi là song lang,

Tui có cái théc méc là bộ gõ tên gọi là Song Lang hay Song Loan gì gì đó nghe nó hay gì đâu mà nhìn lại, chỉ thấy 1 cục gỗ tròn dẹp như cái hộp si ra uýnh giầy và 1 cục bi gỗ dính nhau bằng cái kẹp giống như cái kẹp tóc thiệt bự. Nhìn hổng đẹp chút gì bởi bị ông thầy đờn để chưn trên đó, lâu lâu nhắp chưn ịnh lên trên để gõ một tiếng cóc khô ran giống như mõ thầy chùa gõ khi tụng kinh những mõ thầy chùa gõ liên hồi nghe nhẹ và êm tai hơn.

Trong khi mấy cái đờn cổ nhạc coi đẹp cỡ gì mà lại bị kêu tên sao quê thiệt như đờn cò, đờn kìm, đờn gáo, đờn bầu, đờn nguyệt may mà hổng có đờn sáo, đờn kẹp, đờn dừa, đờn bì, đờn nhựt….Dzậy mà được ông thầy đờn ôm sát dzô mình, để trên đùi nâng niu và ỏng ẹo lắc lu để uýnh nó.

Còn cái tên Song Lang Song Loan đẹp như Ái Khanh Vương Hậu thì bị nhắp chưn đạp lên trầy trụa thấy ghét. Nhằm bữa chưn giầy đạp nhằm bãi c…chó thì Song Lang hay Song Loan cũng lãnh đủ thua luôn.

Thôi, giờ nói chuyện khác đặng hổng bị chửi cái miệng tài lanh.

Hổng biết ông thầy đờn ghi ta, tay thì uýnh đờn, chưn thì nhắp song lang mà dzô khúc nào dzậy thầy? tui đếm nhịp bài ca để thử xem song lang sẽ gõ ở chỗ nào khúc tới?

Nhắm hoài và đếm hoài mà hổng bao giờ trúng tới giờ luôn.
Thầy làm ơn làm phước chỉ cho em biết dzới. Em bù trớt chiện này.

Ngoải ra, trong tân nhạc, người ta hát có nhiều tông cao thấp khác nhau.

Gặp má nào dzô hổng đúng tông, ban nhạc sẽ bơi hụt hơi để bắt kịp má. Nếu má thuộc loại bơi tự do lúc lên lúc xướng hổng có trật tự thì ban nhạc sẽ uýnh bài suy tôn Ngô tổng thống để hổng ai dám cự hết.

Cái kiểu chơi này trong tân nhạc, tui biết nhưng bên cải lương, hổng biết có cái dzụ y dzậy không?

Cùng một bài ca trong tân nhạc, ca sĩ nam hay nữ đều hát 2 tông khác nhau nhưng trong cải lương, đào kép khi diễn và ca, tui thấy ông thấy đờn uýnh có một tông mút mùa lệ thủy hà.

Kép độc, đào thương, kép nhí, đào phụ cũng dzô một tông từ khi kéo màn lên cho tới lúc hạ màn xuống, từ đình làng ra tới biên ải lội qua sông sâu.

Chắc chắn, sẽ có hoặc đào hay kép hát đứt hơi vì tông cao quá hay thấp quá, hổng hạp, lết gần chớt.

Có ai rành dzụ này, làm ơn nói cho tui hay đặng tui học thêm.

Thôi, giờ nói xàm nhiều qúa làm mệt quới dzị.

Xin tạm ngưng để thỉnh chư dzị đọc bài dziết về Cải Lương đang gần chết ở Dziệt Nam.

Tui xem mà thấy ngán quá. Trong lòng cứ buồn buồn.

Ở bên Mỹ, mỗi khi nghe được vài câu cải lương vọng cổ lang bang từ TV hay ở tiệm nào đó phát ra, tui nhớ làng xưa xóm cũ dzì đâu. Nhớ Sài Gòn, nhớ má tui và nhớ lúc còn nhỏ đi coi hát cải lương quá chời.

Cải lương mà chớt thì miền Nam sẽ câm điếc đui mù. Cái chữ miền Nam chắc phải kiu lợi thành miền Lam hay cải lương thành cải nương.

Nhạc Blue ở bên Mỹ là một giòng lịch sử của người Mỹ đen, bên cạnh nhạc dân ca hay nhạc đồng quê (country music) của mấy đám cao bồi chăn bò, nhạc Blue là một phần lịch sử quan trọng của âm nhạc Huê Kỳ , phát xuất từ cuộc đời nô lệ khổ sở trong lịch sử lập quốc của Huê Kỳ.

Biểu họ hát theo kiểu ” đêm qua em mơ gặp bác Hồ” thì người Mỹ đen chắc sẽ nổi quạu.

Ngược lại, biểu cao bồi Mỹ trắng hát nhạc Blue của người Mỹ đen thì người Mỹ đen cũng sẽ nổi điên.

Họ sẽ chửi cho nghe thâu đêm suốt sáng dzì hát ẹ quá, hổng có hồn, hổng có hiểu, hát hổng đúng và hổng có mầu đen trong đó.

Y chăng như dzậy, có thằng cha cao bồi Mỹ trắng nào dám hát nhạc Blue bài “Georgia on my mind” như Ray Charles của Mỹ đen đâu hay ngược lại, có ông Mỹ đen nào dám hát bài “Unchained Melody” như The Righteous Brothers của Mỹ trắng đâu?

Túm lại, cải lương mà phải hát như Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây thì phải lên Ban Mê Thuột hay Kon tum Pleiku mà hát chớ mắc mớ gì đem hát ở ngoài rạp Nguyễn Văn Hảo dzậy chời?

Níu mà hát ở rạp Nguyễn Văn Hảo, đó gọi là ” cải nương.. khoai mì”

Nghe thấy mà thèm ăn chứ hổng phải thèm nghe.

Tư suyễn
phóng viên đài Bôn Xà Rông.

( còn tiếp)

Discover more from Vietnamese-American Conservative Alliance (VACA)

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading