Vũ khí được sử dụng tại chiến trường Ukraine
Ảnh Động Andy Van
Andy Van
3/31/2022
Andy Van Tổng Hợp
Nếu các loại hơa tiễn là công cụ chính để Nga không kích hạ tầng cơ sở ở Ukraine, những vũ khí phòng thủ do phương Tây viện trợ cho Kyiv đang chứng tỏ hiệu quả trên chiến trường.
Những yêu cầu chuyển giao chiến đấu cơ và xe tăng mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây vẫn chưa được hiện thực hóa, song những vũ khí phòng thủ, gồm nhiều hơa tiễn chống tăng và hơa tiễn phòng không vẫn đang cho thấy hiệu quả trong các cuộc giao tranh, khi Ukraine tuyên bố giành lại một vài thị trấn tại các thành phố lớn.
Trong khi đó, giới tình báo cho biết Nga không có thêm nhiều bước tiến vào Kyiv, Kharkiv hay Mariupol. Thay vào đó, lính Nga tăng cường bao vây và không kích các mục tiêu bằng pháo và hỏa tiễn.
Hỏa tiễn siêu âm Kinzhal
Hôm 21/3, Tổng thống Joe Biden xác nhận Nga đã phóng hỏa tiễn siêu âm Kinzhal. Các viên chức Nga nói rằng hỏa tiễn Kinzhal đã bắn trúng kho đạn ở miền Tây Ukraine.
Dù ông Biden thừa nhận hỏa tiễn này “gần như không thể ngăn chặn”, tình báo Anh và Bộ Quốc phòng Mỹ đã hạ thấp việc Nga sử dụng hỏa tiễn vượt bức tường âm thanh Kinzhal, theo Washington Post.
Tình báo Quốc phòng Anh cho rằng Kinzhal thực chất chỉ là phiên bản phóng từ trên không của hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn Iskander mà Nga đã nhiều lần sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Nhân viên kỹ thuật kiểm sòat hỏa tiễn siêu âm Kinzhal gắn trên chiến đấu cơ MiG-31. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo CNN, về căn bản, tất cả các hỏa tiễn siêu âm di chuyển với tốc độ ít nhất gấp 5 lần tốc độ âm thanh – tức khoảng hơn 6.100 km/h. Các loại hỏa tiễn đạn đạo đều dễ dàng đạt vận tốc này khi hướng tới mục tiêu.
Thứ các cường quốc quân sự, bao gồm cả Mỹ, Nga, Trung Cọng và BắcTriều Tiên đang nghiên cứu hiện nay là phương tiện lượn siêu âm (HGV – Hypersonic Glide Vehicles).
HGV là thiết bị mang tải trọng cơ động cao, có thể bay với tốc độ siêu âm trong khi điều chỉnh hướng di chuyển và độ cao để bay ngoài khả năng phát hiện của radar và xung quanh các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn.
Hỏa tiễn Kinzhal không phải là HGV, nhưng lợi thế chính là có thể được trang bị cho máy bay, do đó tầm hoạt động xa hơn và có thể tấn công từ nhiều hướng.
Hỏa tiễn hành trình Kalibr
Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/3 tiết lộ quân đội nước này đã sử dụng hỏa tiễn hành trình Kalibr nhắm vào một kho vũ khí ở vùng Zhytomyr, miền Tây Bắc Ukrain. Hỏa tiễn Kalibr được sử dụng rộng rãi trong chiến dịch tại Ukraine. Trước đó, Moscow cho biết đã sử dụng hỏa tiễn Kalibr phá hủy kho chứa nhiên liệu quân sự lớn nhất ở Ukraine hôm 24/3.
Hỏa tiễn Kalibr lần đầu được biết đến vào năm 2015, khi Nga thực hiện chiến dịch tại Syria. Chúng có thể được bắn từ tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, được sử dụng để tấn công nhiều mục tiêu trên bộ và trên mặt nước.
Theo một số nguồn tin quân sự, khi cách mục tiêu khoảng 60 km, hệ thống điều khiển của hỏa tiễn sẽ tách đầu đạn khỏi phần thân chính, sau đó động cơ nhiên liệu rắn sẽ đẩy quả đạn tới mục tiêu ở tốc độ 3.600 km/h, khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn.
Hoạt động của hỏa tiễn hành trình Kalibr. Đồ họa: Washington Post.
Loại pháo này không có điều khiển và có độ chính xác thấp hơn loại thường, không thể được sử dụng trong các tình huống yêu cầu độ chính xác tuyệt đối. Để tiêu diệt một mục tiêu, nó dựa vào một số lượng lớn pháo bắn rải khắp một khu vực. Đồ họa: Reuters.
Dưới dạng bom hoặc hỏa tiễn,vũ khí nhiệt áp tạo ra đám mây nhiên liệu lớn, tiếp xúc với oxy sẽ bốc cháy và tạo ra vụ nổ mạnh. Đồ họa: Reuters.
Hỏa tiễn chống tăng Javelin
Hỏa tiễn FGM-148 Javelin là loại vũ khí dẫn đường chống tăng sử dụng cảm biến nhiệt. Hỏa tiễn này thường dùng để tấn công phần nóc tháp pháo hoặc nóc các xe tăng, xe thiết giáp do phần trên của các xe này mỏng hơn.
Khi khai hỏa, động cơ đẩy sẽ đưa hỏa tiễn ra khỏi ống phóng, sau đó động cơ chính của hỏa tiễn mới khởi động và bay đến mục tiêu. Điều này giúp giảm khói phát ra mỗi khi khai hỏa, khiến đối thủ khó phát hiện vị trí phóng hỏa tiễn.
Ưu điểm của Javelin là khóa chặt mục tiêu sau khi ngắm, do đó binh sĩ có thể ẩn nấp hoặc chuẩn bị đạn dược mới trong khi hỏa tiễn vẫn theo dấu mục tiêu. Hỏa tiễn Javelin có thể hoạt động ban ngày và ban đêm, với tầm bắn lên đến 4 km, theo Washington Post.
Khi binh lính sử dụng hỏa tiễn chống tăng Javelin. Đồ họa: Washington Post.
Ảnh Động Andy Van
Hỏa tiễn Javelin có rất ít điểm yếu và khó bị khắc chế. Đặc biệt, xe tăng Nga chủ yếu được thiết kế nhỏ gọn, cơ động, do đó gặp hạn chế về phòng thủ.
“Một hỏa tiễn Javelin bắn trúng phần nóc thì xe tăng Nga gần như sẽ bị phá hủy ngay lập tức”, Amael Kotlarski, chuyên gia phân tích cấp cao tại cơ quan tình báo quốc phòng Janes, cho biết.
Dù vậy, vấn đề lớn nhất của Javelin là chi phí sản xuất ước tính 80.000-200.000 USD cho một quả . Nếu chiến sự kéo dài, đây có thể là mối quan ngại của phương Tây khi tiếp tục viện trợ Ukraine.
Mới đây, viên chức quốc phòng Mỹ cho hay Washington có thể tăng cường sản xuất hỏa tiễn chống tăng Javelin cùng hỏa tiễn phòng không Stinger, nói rằng những vũ khí này chưa được cung cấp cho các đối tác nước ngoài nhiều như mong đợi, theo Defense News.
Hỏa tiễn chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới (NLAW)
Loại vũ khí do Anh sản xuất có hiệu quả thấp hơn hỏa tiễn Javelin, nhưng nhẹ và chi phí thấp hơn. Chi phí mỗi quả hỏa tiễn rơi vào khoảng 30.000-40.000 USD, theo National.
Guardian cho biết loại vũ khí này tương đối nhẹ và có tầm bắn khoảng 800 m, lý tưởng cho bộ binh sử dụng. Tương tự hỏa tiễn Javelin, NLAW đều có thể tấn công xe tăng từ trên cao, nơi lớp giáp của xe yếu nhất.
Cả hai đều thuộc loại hỏa tiễn “bắn và quên”, nghĩa là quân đội Ukraine có thể rời đi ngay sau khi khai hỏa. Điều này làm giảm khả năng xảy ra một cuộc phản công chết người khi vị trí của họ bị lộ.
Binh sĩ Ukraine mang theo hỏa tiễn NLAW ở một điểm tập trung tại phía bắc Kyiv ngày 24/3. Ảnh: Reuters.
Ảnh Động Andy Van
Máy bay không người lái TB2
Ởgiai đoạn đầu chiến dịch, Ukraine cho biết đã đạt một số chiến công nhờ sử dụng máy bay không người lái (drone) Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, dù trước đó không nhiều chuyên gia tin rằng TB2 sẽ phát huy hiệu quả tại xung đột lần này.
Drone TB2 mang theo bom dẫn đường bằng laser, đã tấn công vào nhiều mục tiêu của Moscow trong giai đoạn đầu, khi Nga chưa thiết lập hệ thống phòng không tại Ukraine.
Những nguồn tin cho biết Ukraine có khoảng 20-50 drone TB2. Theo nhà sản xuất, TB2 có thể bay trong 27 giờ và có thể đạt độ cao tối đa 25.000 feet (khoảng 7,62km).
Loại drone TB2 có chi phí sản xuất dưới 2 triệu USD một chiếc, được sản xuất bởi công ty quốc phòng Baykar, thuộc gia đình Selcuk Bayraktar, con rể của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
Mẫu máy bay không người lái TB2 xuất hiện tại lễ duyệt binh mừng Ngày Quốc khánh Ukraine ở Kyiv tháng 8/2021. Ảnh: AP.
Máy bay không người lái Switchblade “thần phong”
Trong kế hoạch viện trợ cho Ukraine, Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ chuyển giao ít nhất 100 drone Switchblade do công ty AeroVironment sản xuất cho Ukraine.
Switchblade gồm 2 loại. Trong khi Switchblade 300 được sử dụng để nhắm mục tiêu binh lính trên mặt đất, Switchblade 600 sẽ được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện quân sự. Được trang bị camera, hệ thống dẫn đường và thuốc nổ, loại máy bay này có thể bay xa tới 80 km.
Loại máy bay không người lái do Mỹ đã viện trợ được biết đến với biệt danh “sát thủ cảm tử” (kamikaze) do có thể tấn công bằng cách mang bom lao thẳng vào mục tiêu.
Chi phí sản xuất là một lợi thế của drone Switchblade, với chỉ 6.000 USD một chiếc.
Mẫu máy bay không người lái Switchblade 300 trong một buổi huấn luyện tại California, Mỹ tháng 9/2021. Ảnh: AP.
Ảnh Động Andy Van
Andy Van Tổng Hợp