Đường Về Sài Thành – Hoàng Khải – Hợp Ca
https://youtube.com/embed/ucoGhhMGxHo
Sài Gòn – Y Vân – Carol Kim
https://youtube.com/embed/zmd16sILihY
Người Sài Gòn
https://youtube.com/embed/XyIc0LNUXkc
– – – o0o – – –
Ký ức về Sài Gòn xưa của những người tỉnh lẻ tuyệt vời như thế nào?
Tôi xuất thân là một thanh niên tỉnh ở miền Trung lên Sài Gòn học tập với ý định lập nghiệp, kiếm cái nghề mà sinh sống. Cái năm tôi vào Sài Gòn là khoảng 1960, 1970, cách đây đâu đó cũng phải gần 50, 60 năm rồi. Cứ tưởng lâu như vậy thì chắc tôi cũng quên, chẳng nhớ иổi cái gì cả. Vậy mà tự dưng bây giờ nhắc lại trong đầu tôi lại hiện rõ mồn một những hình ảnh ngày xưa, cứ như chuyện đó mới xảy ra gần đây vậy.
Từ trước khi vào Sài Gòn, tôi đã nghe nói ở đây được mệnh danh là Sài Gòn hoa lệ. Quả thật là “hoa cho người giàu” mà “lệ cho người nghèo”. Thân là sinh viên nghèo mới chân ướt chân ráo vô Sài Gòn nên chỉ dám đến những nơi dành cho dân lao động. Lúc đó tôi nuôi chí vừa học vừa làm để kiếm cái nghề sinh nhai. Thuở đó không có phương tiện đi lại nên để tiện cho việc di chuyển, tôi tá túc ở cái khu Trương Minh Giảng suốt cả quãng đời đi học và đi làm của mình. Sau này khi đã trưởng thành, cần kiếm một căи nhà thì tôi cũng chỉ quanh quẩn ở khu ấy. Vậy nên trong ký ức của tôi, Sài Gòn là khu lao động, nhà ở lụp xụp, nằm ở bờ kinh Nhiêu Lộc, nhưng mà bây giờ thì không còn điều đó nữa.
Còn nhớ cái lúc mới bước chân vào Sài Gòn đi học, tôi may mắn quen được mấy anh bạn cùng xóm trọ. Mỗi khi không phải đi làm thêm, tụi tôi thường cùng nhau ngồi ở quán vỉa hè sau những buổi học, nhấm nháp ly cà phê đen ít đá không đường cho đỡ thèm, coi như là thú vui thi vị, chứ bình thường chúng tôi thường gọi ly trà đá là chủ yếu, làm gì có tiền mà uống cà phê suốt. Bà chủ quán thấy chúng tôi gọi trà đá cũng chẳng nói gì, chắc bà cũng hiểu cho đám sinh viên nghèo này. Tôi còn đam mê ngắm nhìn những hàng cây me xanh trên đường Nguyễn Du. Cứ độ buổi chiều rảnh rảnh là tôi đi bộ dưới hàng me, mỗi khi có gió thổi qua, ʟá me nhỏ xíu mơn theo cơn gió rơi xuống vai của chiếc áo sơ-mi trắng, có lúc tôi còn bỏ ʟá lên miệng nhai. Tôi cùng thích dạo lang thang những buổi chiều sau giờ học ở khúc Đại học Văи Khoa, gần nhà thương Grall (Trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, nhà thương Grall còn được gọi là nhà thương Đồn Đất, nay là вệин viện Nhi Đồng 2). Ở đấy có hai hàng cây cao giao nhau, phía xa xa cuối đường là chủng viện Công Giáo được xây với tường gạch màu đỏ. Hình ảnh ấy đẹp, tuyệt vời như một bức тʀᴀɴн sơn dầu được tô điểm bởi họa sĩ thiên nhiên. Tôi có cảm tưởng như đó là con đường đẹp nhất mà tôi từng thấy.
Những hàng cây xanh rợp bóng mát
Để nói về vẻ đẹp của Sài Gòn нồi đó, người ta lại càng nhớ đến hàng cây cổ thụ cao thẳng tắp từ khu Ba Son chạy ra đường Đinh Tiên Hoàng. Con đường ấy luôn tỏa bóng mát, thỉnh thoảng nhìn trên mặt đất sẽ thấy vài tia nắng chiếu qua kẽ ʟá, rọi xuống đường tạo thành những vết loang lổ màu cát, nhấp nháy vô cùng đẹp. Thời ấy Sài Gòn nhiều cây nên mát lắm, tôi thích không khí thời đó, nóng nhưng không oi. Mà nếu có oi thì đi vài bước sẽ lại gặp cây xanh phủ rợp bóng làm người ta cảm thấy dễ chịu. Tôi không những thích đi dạo ở khu Ba Son với Đinh Tiên Hoàng để ngắm hàng hàng cây xanh mát mà còn thích tản bộ trên con đường Đoàn Thị Điểm (nay đổi tên là đường Trương Định) nữa. Ở đó có nhiều căи nhà được xây cất khang trang và sang trọng lắm. Là một sinh viên nghèo từ tỉnh lên thành phố, tôi ngơ ngác ngắm nhìn căи nhà đồ sộ ấy lấp ló qua hàng rào hoa giấy với đủ màu sắc đỏ vàng, lòng cảm thấy những tòa nhà ấy thật đẹp, lại ước ao mình được sở hữu căи nhà này.
Lắm hôm đi qua bạn ăи ké cơm ở khu ký túc xá sinh viên Ngô Gia Tự, trước những năm 1975 thì nơi đó gọi là đại học xá Minh Mạng. Nơi đây hầu hết là sinh viên các tỉnh, chủ yếu là dân miền Trung. Tôi không đăиg ký học ở đây nên tôi không ở khu ký túc xá này. Tôi chỉ thường đến đây để ăи cơm, ở ké và nhất là có bạn bè đồng hương để buôn chuyện cho đỡ nhớ nhà.
Có hôm đi dọc đầu đường Trương Minh Giảng qua những căи nhà lớn, tôi lại được ngửi thấy mùi thơm ngát tỏa ra từ hoa ngọc lan ở các cây mọc trong sân vườn. Kèm theo đó là tiếng dế kêu “réc réc” nghe rất vui tai. Bây giờ nghĩ lại, hình ảnh đó vẫn như in trong trí nhớ của tôi.
Tôi học tập, làm việc và sinh sống ở Sài Gòn đến bây giờ cũng được mấy chục năm nhưng hàng xóm quanh tôi chẳng ai hỏi tôi gốc ở đâu. Bởi vì ai đã đến Sài Gòn ở dù ít hay nhiều năm thì vẫn gọi là người Sài Gòn. Cái нồi năm 1954 có nhiều người gốc Bắc ᴅι cư vào Sài Gòn. Ở miền Trung cũng có Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,… Vùng Đông Nam Bộ thì có nhiều người từ miền Tây lên. Nói chung ở đây không phân biệt mọi người đến từ đâu, cũng không ai hỏi điều ấy. Một khi đã ở Sài Gòn thì đều là người Sài Gòn, là anh em hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Đó cũng là một điểm rất riêng của người Sài Gòn.
Tôi còn nhớ dạo mấy ngày đầu mới bước chân lên Sài Gòn, chưa tìm được nhà trọ nên tôi phải nằm ngủ ở ghế đá côɴԍ viên Tao Đàn. Nhưng mà thời đó thiết quân luật từ nửa đêm, mọi người không được ra đường. Vì tôi ngủ ngoài ấy nên bị dựng dậy bởi 2 anh cảnh ѕáт, rồi họ dẫn tôi về bót cảnh ѕáт ở chợ Bến Thành. Tôi chỉ đành nằm lại đó một đêm, đến sáng hôm sau có một ông sĩ quan đến, sau khi nghe ngọn ngành những gì tôi trình bày, ông cũng thông cảm rồi móc bóp cho tôi tiền ăи sáng và uống cà phê, dặn tôi lên đây tìm cái chữ, cái nghề thì học hành đàng hoàng. Điều đó là tôi nhớ mãi, đó là tình người Sài Gòn đầu tiên mà tôi cảm nhận được từ khi bước chân lên đây.
Sài Gòn còn là nơi cho tôi cảm nhận được sự bảo bọc, chở che của người nghèo với người nghèo. Thời đó, khi thất nghiệp, tôi thường ăи cơm ở chợ Trương Minh Giảng. Chắt bóp được vài đồng chỉ đủ mua mỗi cơm trắng nên tôi xιɴ thêm xì dầu chan với cơm ăи dằn bụng. Chị chủ quán hỏi tôi sao không lấy đồ ăи, tôi nói dối là mình ăи chay, chị cười. Vài hôm sau, tôi cũng mua cơm trắng chan xì dầu, nhưng khi xới cơm lên thì tôi thấy dưới lớp cơm trắng ấy có thêm miếng đậu hũ, có hôm thì miếng thịt, có khi tôi lại có thêm hột vịt kho. Tôi mắc cỡ quá nên không dám ăи ở đó nữa, phần vì mắc cỡ, phần vì ngại. Nhưng mà thật lòng tôi cảm ơn chị chủ quán nhân hậu đã cưu mang tôi. Sau này kiếm được côɴԍ việc làm thêm bán báo ở khúc đường Phạm Ngũ Lão, tôi quay lại đường Trương Minh Giảng nhưng quán đã đổi chủ, tôi không biết chị chủ đã chuyển đi nơi nào, thật tiếc vì tôi còn chưa kịp trả ơn cho chị.
Thêm một điều khiến tôi nhớ mãi con người Sài Gòn là cái tính thương người, ưa làm việc thiện. Lúc vô Sài Gòn tôi không được ăи uống đầy đủ, lại là người nắng không ưa, mưa không chịu nên dễ bị вệин vặt. Thấy vậy, hàng xóm người thì nấu cho tôi chén cháo, người cho tôi viên тнuốc, họ chăm sóc tôi như người nhà của họ vậy. Mỗi lần như thế tôi vô cùng xúc động, cái ân tình này tôi không biết để đâu cho hết.
Bây giờ mỗi khi nhắc đến Sài Gòn, người ta đều nhắc đến đất chật người đông, xe chạy đầy đường, dinh cơ xa hoa, nhà hàng sang trọng. Nhưng mà đối với người gốc gác tỉnh lẻ như tôi thì Sài Gòn là nơi đầy ắp tình người, là những hàng cây xanh mát rượi, là nơi có nhiều kỷ niệm làm tôi không sao quên được. Sài Gòn bây giờ đã đổi tên, nhưng với tôi và những người Sài Gòn xưa thì vẫn quen gọi bằng cái tên quen thuộc này, bởi lẽ cái tên ấy chứa quá nhiều kỷ niệm trong tôi.
– – – o0o – – –
10 điều tuyệt vời nhất chỉ có ở Sài Gòn
Vì sao Sài Gòn luôn là nơi thu hút tất cả mọi người đến với mình? Câu trả lời rất đơn giản là: Vì Sài Gòn rất tuyệt vời!
Tôi là một người Hà Nội, và tôi sống tại Sài Gòn.
Người Sài Gòn: “Hỏi hoài mệt quá”
1. Người Sài Gòn luôn hòa đồng và vui vẻ. Họ không phân biệt vùng miền mà luôn thân thiện với tất cả. Nếu bạn là một người từ xa tới sống ở Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập được với người dân nơi đây bởi họ luôn chào đón bạn một cách tự nhiên và hồ hởi nhất.
2. Đến Sài Gòn, bạn sẽ gặp những biển chỉ dẫn hết sức thú vị, hài hước do chính người dân dựng lên: “Bệnh viện X là tòa nhà màu vàng có hình mẹ bồng con, bà con cô bác cứ nhìn theo hướng mũi tên là thấy!” hay là “Tìm đường Y bạn cứ đi thắng 5m rẽ phải rồi nhìn tay trái thấy đường nhỏ nhỏ là nó đó. Hỏi hoài mệt quá!”. Đó đã trở thành một đặc trưng rất dễ thương và dí dỏm của Sài Gòn khiến một khi đã gặp là không bao giờ quên được.
3. Người Sài Gòn nhiệt tình giúp đỡ người khác, kể cả đó là người không quen biết. Đã bao giờ chạy xe ngoài đường, bạn giật mình khi thấy có người rượt theo chỉ để nhắc bạn gạt chân chống chưa? Bạn chưa kịp nói câu cảm ơn thì người đó đã đi mất? Đó là người Sài Gòn đấy. Họ giúp đỡ người khác nhưng không đòi hỏi câu cảm ơn hay một sự đền đáp nào cả. Khách du lịch đến đây cũng đừng ngại hỏi đường người xung quanh. Không những chỉ tận tình từng ngã tư, góc phố, họ còn có thể dẫn bạn đi nếu tiện đường.
4. Con gái Sài Gòn nhẹ nhàng, khéo léo nhưng cũng không kém phần năng động. Con trai Sài Gòn thì mạnh mẽ, khỏe khoắn và ga lăng. Nếu một lần vào tham quan trường đại học, hoặc tham gia những hoạt động của thanh niên Sài Gòn, bạn sẽ phải ồ lên: “Sao bọn họ có thể năng nổ, nhiệt tình và tháo vát đến thế!”.
Ẩm thực Sài Gòn: Sự sáng tạo là vô hạn
5. Sài Gòn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của mọi vùng miền. Từ những món mặn như phở Hà Nội, bún bò Huế, mỳ Quảng,… đến những những món ăn vặt như bánh tráng trộn, chè khúc bạch, nem chua rán, trà chanh,… đều có tại nơi đây. Vì vậy, chỉ cần hỏi một người am hiểu Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức no nê những món ăn đặc sắc mà không cần đi vòng quanh đất nước.
Sài Gòn không có đặc sản riêng, nhưng người dân biết sáng tạo ra những món đồ ăn thức uống lạ và độc đáo từ những gì thông thường nhất. Trà chanh Hà Nội hẳn ai cũng biết, nhưng khi tới Sài Gòn, ta lại được thử trà chanh shisha. Cà phê sữa ai cũng một lần uống, nhưng cà phê sữa đá xay ăn kèm với bánh flan thì chỉ Sài Gòn mới có. Với người Sài Gòn, sự sáng tạo là vô hạn.
Với người Sài Gòn, ngày nào cũng như ngày nghỉ
6. Với người Sài Gòn, ngày nào cũng như ngày nghỉ. Bởi với họ, buổi tối mới là thời gian để đi chơi thư giãn. Sài Gòn tấp nập và nhộn nhịp bất kể ngày đêm. Nếu như ở các thành phố khác, 10h tối là nhà nhà tắt đèn đi ngủ thì ở Sài Gòn có thể đi chơi đến tận sáng mà vẫn đông vui.
Có những con đường như Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão ở quận 1, cả khách du lịch nước ngoài, trong nước và dân bản xứ có thể tụ lại để giao lưu thâu đêm suốt sáng. Đó là những con phố luôn sáng đèn. Những quán bar, quán pub, quán bia tươi lề đường hay những quán cà phê trang trí đẹp mà giá cả phải chăng rất nhiều, thỏa mãn nhu cầu tám chuyện và cả chụp hình của giới trẻ. Ngoài ra, Sài Gòn có nhiều quán ăn đêm, những cửa hàng 24h có thể phục vụ người đi đường bất kể lúc nào với đủ mọi mặt hàng, đồ ăn, thức uống, thuốc thang, v..v..v…
“Trà đá miễn phí”: Chỉ có ở Sài Gòn
7. Sài Gòn rất nhiều công viên cây xanh được xây dựng. Hầu như công viên nào cũng to rộng, sạch sẽ và rất nhiều tiện ích để người dân sử dụng. Điển hình như công viên Tao Đàn, ngoài màu xanh ngút tầm mắt của cây cối, không khí trong lành và hàng ghế đẹp đẽ tinh tế còn có một khu tập thể dục với đủ loại máy tập và khu vui chơi trẻ em đầy màu sắc đẹp mê li. Không chỉ các em nhỏ hay vui đùa ở đây mà cả thanh niên học sinh cũng tụ lại để tổ chức offline, chơi trò chơi tập thể và pose hình. Là một người Hà Nội sống ở Sài Gòn, công viên công cộng là một trong những điều thú vị nhất tôi từng thấy.
8. Lâu lâu đi bộ dạo chơi trên đường Sài Gòn, tôi luôn mỉm cười khi thấy những bình nước hay trà đá để trên vỉa hè, đính trên đó là hàng chữ “Trà đá miễn phí, kính mời!”. Đâu phải nơi nào cũng thứ “miễn phí” dễ thương và bình dị như vậy?
“Đừng vội nói người Sài Gòn vô tâm”
9. Nhiều người nói dân Sài Gòn vô tâm, mạnh ai nấy lo, không để ý đến những người xung quanh. Ở Sài Gòn một thời gian, tôi lại thấy nhận xét như vậy không đúng. Họ quan tâm vừa phải, có chuyện cần thì giúp chứ không soi mói hay can thiệp quá sâu vào đời tư của bất cứ ai. Người Sài Gòn không quá chiều con cũng không quá nghiêm khắc, họ thích cách sống thoáng và tự lập. Những người con khi đã lớn cũng ít dựa dẫm vào bố mẹ và thường tự kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình.
10. Người Sài Gòn không quan trọng bằng cấp. Họ tuyển dụng nhờ tài năng và kinh nghiệm chứ không phải vì một tờ bìa cứng in màu. Nhờ vậy, rất nhiều người từ các thành phố khác đổ về đây và làm ăn phát đạt.
Nơi nào cũng vậy, phải có những cái hay cái tốt và cả những thói hư tật xấu. Tuy nhiên, nhìn về khía cạnh lạc quan, ta vẫn nhìn ra được những điều tuyệt vời nhất ở Sài Gòn. Hãy bỏ qua những con sâu làm rầu nồi canh vì đó chỉ là số ít. Sài Gòn vẫn tuyệt vời theo cách riêng của nó!