Dđ TuoiHac -> Luxembourg – Thiên Đường địa giới

Afficher l’image source

Hắn đưa hình ảnh chiếc cầu được xem là đẹp nhất ở Luxemmbourg mang tên Adolphe Pont, chiếc cầu biểu tượng cho công quốc này.
Hắn cũng có thời gian sống và làm việc tại Grand Duché Luxembourg.
Ra khỏi nước đến Bỉ tháng 3/1984, sau khi làm thủ tục tị nạn, có căn cước tị nạn 2 năm và được cấp titre de voyage(sổ thông hành) trong đó được ghi chú được đi tất cả mọi quốc gia ngoại trừ Việt Nam(là lẽ đương nhiên vì mình vừa ra khỏi VN và xin tị nạn tại vương quốc Bỉ).
Đến tháng 5 tôi lăn lưng đi tìm việc làm, con mới 4 tuổi, vợ lại mang thai đứa thứ 2, sang Luxembourg làm bếp tại một nhà hàng VN có tên “Les baguettes du Viet Nam” tọa lạc ngay trung tâm của tỉnh Mersch cách nơi vợ con cư ngụ là 250 Km, mỗi tuần về khuya chủ nhật, nghỉ được ngày thứ hai và sáng thứ ba,chiều đã phải có mặt tại nhà hàng để mở cửa lúc 6 giờ chiều.
Làm việc tại đây được 2 năm vì chưa được quốc tịch nên Luxembourg không cho giấy phép hành nghề, lý do là tị nạn ở Bỉ phải trở về Bỉ xin việc và hắn đã trở về Bỉ sống tại thành phố Liege từ năm 1986 cho đến khi trận lụt năm con trâu(2021) đã đẩy hắn lên Bruxelles.
Khó xin được phép cư trú tại Lux. lắm, các hãng xưởng ngoại quốc đầu tư tại đây bắt buộc phải dùng người bản xứ, nếu không có mới nhận người ngoại quốc.
Giáo dục nơi đây hoàn toàn bắt buộc và miẽn phí ở tiểu và trung học, lúc hắn ở đây, G.D Luxembourg chưa có đại học, thường học sinh xong trung học qua Pháp, Đức Bỉ hay Hòa Lan học.
Mẫu giáo và tiểu học dạy bằng Pháp ngữ có kèm thêm Đức ngữ.
Lên trung học hoàn toàn dạy bằng Đức ngữ

Làm ở Mersch là biên giới giữa Bỉ và Lux, cũng nhờ 2 năm ở đây mà hắn cũng lang thạng khắp nơi tại đất nước này. Cầu Adolphe Pont hắn qua lại không biết bao nhiêu lần mỗi khi ra trung tâm Luxembourg ville uống café, cách chỗ hắn làm khoảng 15 km.
Nói đến café tại nơi đây, lúc đầu hắn chưa “sạch nước cản” bước chân vào một cafétariat gần nhà ga chính của thành phố, chưa kịp nhấp hụm nước, một cô gái mặt hoa da phấn với trang phục ngoài bãi biển đến bàn chào và hỏi hắn có đồng ý đưa nàng vào dinh không, nói tiếng Pháp nên hắn cũng hiểu chút đỉnh. Hắn cười và lắc đầu cám ơn, cô ta vào bên trong thì một ả khác ra mời chào…lúc này thì hắn hiểu là lạc vào chỗ “buôn bán thịt người”. Cũng từ tốn cám ơn và nhắn lại à prochain fois (lần sau).
Uống xong tách café lúc trả tiền, được người bán hàng tinh mắt biết hắn là dân đi lạc nên cũng ôn tồn dạy hắn một bài học là tất cả những tiệm café có treo chiếc lanterne(đèn lồng) màu xanh lá thì nơi đó là chốn lầu xanh.
Xong bài học hắn dạo một vòng nơi khu vực này cũng thấy ít lắm có 6 quán café, vào là có người ra mời mọc, không đồng ý, có người khác, mỗi quán có khoảng 4 hay 5 kiều nương.
Đã hơn 20 năm không trở lại nơi đây, không biết lầu xanh có còn cung cách chiếc lanterne màu xanh lá treo trước cửa quán không nữa .
Ara

Luxembourg – Thiên Đường địa giới

Luxembourg, một quốc gia nhỏ bé mang tên đầy đủ Đại công quốc Luxembourg là quốc gia giàu nhất thế giới năm 2022. Nơi đây, y tế, giáo dục, giao thông công cộng đều hoàn toàn miễn phí.

Trong danh sách các quốc gia giàu nhất thế giới vừa được Global Finance công bố, Luxembourg đứng đầu bảng xếp hạng. Kế đến mới là Singapore, Ireland, Qatar, Macao, Thuỵ Sĩ,… Các chỉ số đánh giá sự giàu có của một quốc gia có thể khác nhau giữa các bảng xếp hạng do nhiều yếu tố. Tuy nhiên, các tiêu chí này thường bao gồm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).



Một góc Luxembourg. (ảnh: Berthold Werner/Wikipedia)

Hãy xem các chỉ số của quốc gia nhỏ bé này: GDP bình quân đầu người: $140,694, tỷ lệ thất nghiệp chỉ hơn 5%, tuổi thọ trung bình là 82 tuổi. Đặc biệt ở cư dân ở Luxembourg được chăm sóc sức khoẻ (y tế), được học hành (giáo dục) và đi lại (giao thông công cộng) hoàn toàn miễn phí. Chỉnh phủ Luxembourg hoạt động ổn định và hiệu quả, có sự ổn định về chính trị và kinh tế cũng như mức sống cao.



Ga tàu hỏa. (ảnh: Basile/ Wikipedia)

Theo New Financial, Luxembourg còn là trung tâm đầu tư lớn thứ hai thế giới. Đây cũng là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai trong lĩnh vực tài chính và là nước xuất khẩu dịch vụ tài chính xếp thứ ba toàn cầu. Về mức độ quốc tế hoá của các trung tâm tài chính khác nhau, Luxembourg được xếp hạng là trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất trên thế giới với hoạt động quốc tế chiếm đến 60%. Ngoài ra, New Financial cũng công bố một bảng xếp hạng có tính đến môi trường kinh doanh rộng lớn, Luxembourg đứng thứ tư, sau Mỹ, Anh và Thuỵ Sĩ. Các chỉ số được sử dụng bao gồm các khía cạnh kinh tế, tài chính, chính trị, luật pháp, quy định và xã hội.



Cây cầu cây dựng năm 1861. (ảnh: Wikipedia)

Luxembourg có tên tiếng Pháp là Grand-Duché de Luxembourg, nằm trong lục địa ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp, và Đức. Quốc gia này theo dân chủ đại nghị và quân chủ lập hiến, được cai trị bởi một đại công tước và là đại công quốc duy nhất còn tồn tại trên thế giới. Đây là thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu, NATO, Liên hợp quốc, Benelux và Liên minh Tây Âu. Thủ đô mang cùng tên với quốc gia – Luxembourg, là thành phố lớn nhất, là nơi đặt trụ sở của một số cơ quan và đại diện của Liên minh châu Âu.



Nhà hát lớn. (ảnh: Andreas Praefcke/Wikipedia)

Luxembourg nằm giữa biên giới văn hóa của châu Âu gốc Roman và châu Âu gốc German, nên ảnh hưởng nhiều phong tục tập quán từ những truyền thống rất khác nhau. 642,371 cư dân ở đây nói ba thứ tiếng, ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Luxembourg, họ còn xem tiếng Pháp, và tiếng Đức là những ngôn ngữ chính thức.



Một bảo tàng viện ở Luxembourg. (ảnh: Jean-noël Lafargue/Wikipedia)

Luxembourg còn là một điểm rất đáng đến để thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính. Khu phố cổ của Luxembourg được UNESCO công nhận bắt đầu hình thành từ thế kỷ 10, như lâu đài nằm trên vách đá nhìn ra hợp lưu của sông Alzette và Petrusse. Thành phố cũng giữ được những đặc điểm lịch sử với nhiều công trình và toà nhà lịch sử hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Những con phố ngoằn ngoèo với những toà nhà di sản, quảng trường lớn và cung điện, tất cả đều chỉ cách nhau vài phút đi bộ.



Tòa thị chính. (ảnh: Wikipedia)

Luxembourg rộng hơn 1,500 dặm vuông, có 3,100 dặm đường mòn, nhưng là nơi có mạng lưới dành cho người đi bộ dày đặc nhất ở châu Âu. Mullerthal là một trong những đường mòn nổi tiếng nhất với 112 km đường đi bộ trên ba tuyến đường đi qua đồng cỏ, rừng và thung lũng đá. Có những con đường mòn quốc tế nối Luxembourg với Bỉ và Đức. Bạn có thể kết hợp đi bộ đường dài trên con đường mòn Thung lũng có bảy lâu đài ở phía Tây Luxembourg, đi qua tàn tích các lâu đài Mersch, Shoenfels, Hollenfels, Ansembourg, Septfontaines và Koerich. Rất thú vị là ở đây có cả một loạt các đường mòn khi đi bộ đường dài một chiều, rồi sử dụng hệ thống xe buýt và đường sắt để quay trở lại.



Một góc thành phố Luxembourg. (ảnh: Wikipedia)

Đến “quốc gia tí hon” này bạn không sợ mất nhiều thời gian, và không sợ tốn tiền đi chuyển, vì nếu đi vòng quanh Luxembourg bằng tàu hoả và xe buýt, bạn không phải trả đồng nào. Di chuyển cũng dễ dàng, vì ga xe lửa Luxembourg City nằm ở trung tâm thành phố, từ đó, bạn có thể đi bộ 20 phút là đến được khu phố cổ. Ngoài ra còn có 16 hãng hàng không từ 69 thành phố của châu Âu bay đến sân bay Luxembourg, bao gồm cả các hãng hàng không hạng sang lẫn giá rẻ.

Tuyệt vời thế, thật tiếc nếu không được một lần đặt chân đến Thiên Đường địa giới này!


Trang Nguyên

Love is a Many Splendored Thing!