Thang cuốn được giới thiệu lần đầu tiên ở đảo Coney,thành phố New York
vào năm 1986. Thiết kế này mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc
sống của chúng ta. Ngày nay có hàng triệu người sử dụng thang cuốn
hiện đại.
Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc vì sao thang cuốn lại có những đường
rãnh nhỏ không? Hay vì sao hai bên thang cuốn lại có chổi lông?
Công dụng của chúng là gì?
Công dụng của những đường rãnh nhỏ
Mục đích chính của những đường rãnh nhỏ này nhằm tránh chấn thương
cho người sử dụng. Đồng thời nó cũng góp phần tăng lực bám trên giày
dép, chống trơn trượt. trong trường hợp chúng ta đi một quãng đường
từ ngoài vào khi thời tiết bên ngoài có mưa, tuyết chẳng hạn .
Công dụng chính của những rãnh này là giúp chống trơn trượt –
Ảnh ponichka
Dưới những tác động như vậy có thể khiến giày dép của chúng ta bị trơn, trượt và dễ gây tai nạn. Lúc này những đường rãnh nhỏ sẽ có công dụng
của nó. Bên cạnh đó, với thiết kế này còn giúp giữ lại rác thải, giấy vụn… trong trường hợp nó bị rơi xuống thang cuốn.
Tại sao 2 bên thang cuốn có chổi lông?
Những chiếc chổi lông 2 bên thang cuốn không phải có công dụng để
làm sạch giày cho bạn ,những sợi nilon cứng giống bàn chải tại thang
cuốn được thiết kế để làm giảm rủi ro mắc kẹt các đồ vật giữa bậc
và mặt bên của thang cuốn.
Phần bàn chải này sẽ che chắn, giữ cho giày, dép, váy, áo… của người
dùng không bị mắc kẹt vào khe giữa bậc và thành thang cuốn, tránh
dẫn đến những tai nạn nguy hiểm
Và vì thế chúng ta sẽ không đứng quá gần khoảng trống giữa phần
chuyển động và phần đứng yên của thang máy.
Một số thang cuốn xưa cũ không được trang bị 2 dải nilon cứng ở 2 bên
bậc thang, nhưng sẽ được kẻ vạch sơn để cảnh báo vị trí đặt chân cho
người dùng.
Đặt chân quá sát thành thang cuốn có thể dẫn đến những tai nạn
nguy hiểm (Ảnh: Reddit)
Vận tốc thang cuốn khác nhau
Chúng ta thường lầm tưởng rằng vận tốc thang máy ở các nơi đều giống nhau. Tuy nhiên sự thật thì lại không phải vậy. Những chiếc thang cuốn
trong các trung tâm thương mại sẽ di chuyển chậm hơn so với những
chiếc thang cuốn ở tàu điện ngầm.
Theo BL/FunScience