TMG —> Nga sẽ ở lại Trạm Vũ trụ Quốc tế đến bao giờ? NASA công bố mốc thời gian

Trong khi châu Âu, Canada và Nhật Bản chọn ở lại trạm ISS đến năm

2030, Nga mới đây xác nhận sẽ rời đi sớm hơn.

Nga sẽ ở lại Trạm Vũ trụ Quốc tế đến bao giờ? NASA công bố mốc thời gian

Vào năm 2022, các nhà chức trách vũ trụ Nga cho biết, quốc gia này
sẽ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau năm 2024 để có thể tập
trung vào việc xây dựng một trạm vũ trụ riêng ở quỹ đạo thấp của
Trái Đất.

Mốc thời gian mơ hồ này được đưa ra cho thấy khả năng Nga sẽ ở lại
trạm ISS thêm vài năm nữa. Điều này quả thực đã xảy ra. Vào ngày 27/4/2023 vừa qua, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã thông
báo rằng, nước Nga xác nhận sẽ tiến hành hoạt động liên tục ở trạm
ISS cho tới hết năm 2028.

NASA cũng cho biết, các Quốc gia khác của trạm ISS bao gồm Cơ quan
Vũ trụ châu Âu, Canada và Nhật Bản đã tiến hành ký thỏa thuận về
việc hợp tác tới hết năm 2030, cho đến khi trạm ISS kết thúc thời gian
hoạt động.

Nga sẽ ở lại Trạm Vũ trụ Quốc tế đến bao giờ? NASA công bố mốc thời gian - Ảnh 1.

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào năm 2030.
Ảnh: NASA

Trước đó, các cơ quan vũ trụ của Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản và 11 quốc
gia châu Âu đã bắt tay xây dựng và vận hành Trạm Vũ trụ Quốc tế vào
năm 1998. Kể từ tháng 11/2000, trạm ISS liên tục có các phi hành gia
ở lại luân phiên tham gia nghiên cứu nhằm mục tiêu đưa con người có
thể tiến xa vào không gian.

Phát biểu với hãng thông tấn TASS ngày 12-4, ông Borisov cho biết Nga
đang nỗ lực xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình, tổ chức các sứ mệnh
lên mặt trăng và tiến hành sản xuất hàng loạt tàu vũ trụ, trong đó có
tàu vũ trụ mới tên "Orel" (Đại bàng).

Nga bất ngờ ra tuyên bố trái ngược về Trạm Vũ trụ quốc tế - Ảnh 1.

Một bức ảnh công bố năm 2022 cho thấy nhà du hành vũ trụ Nga Sergey Prokopyev thực hiện một chuyến đi bộ ngoài không gian bên ngoài Trạm
Vũ trụ quốc tế (ISS). Ảnh: Reuters

Theo các quan chức của NASA, từ đó đến nay, có 266 người từ 20 quốc
gia khác nhau đã ghé thăm trạm ISS và tiến hành hơn 3.300 thí nghiệm
trong điều kiện vi trọng lực độc đáo.

Đại diện của NASA cho biết: "Hiện nay, trong thập niên hoạt động thứ 3,
Trạm Vũ trụ Quốc tế có thể tối đa hóa kết quả nghiên cứu khoa học và
các lợi ích mới đang được hiện thực hóa".

Trên thực tế, dù trạm ISS vẫn còn khá nhiều thời gian để hoạt động,
nhưng NASA đã chuẩn bị cho trạm kế tiếp tại quỹ đạo thấp của Trái
Đất (LEO). Ngoài ra, cơ quan này cũng đang tài trợ cho nhiều dự án
nhằm phát triển trạm vũ trụ tư nhân với hy vọng rằng ít nhất một
trong số chúng sẽ hoạt động trước khi trạm ISS dừng hoạt động và
rơi qua khí quyển Trái Đất.

Theo đài RT, ông Borisov từng dự đoán trạm ISS mà NASA có kế hoạch
duy trì hoạt động cho tới năm 2030 sẽ "sụp đổ" vào thời điểm đó, trừ
khi có một nguồn kinh phí lớn đầu tư vào việc sửa chữa, đồng thời nêu
rõ công việc duy trì trạm ISS trên quỹ đạo không còn hiệu quả với Nga
do liên quan đến chính trị hiện tại.
Thêm nữa, các mô đun của Nga trên ISS đã hết tuổi thọ.

Nga bất ngờ ra tuyên bố trái ngược về Trạm Vũ trụ quốc tế - Ảnh 2.
Trạm vũ trụ quốc tế. Ảnh: destinationspace.uk

Các quan chức của NASA nhấn mạnh, sự hiện diện của phi hành đoàn
ở LEO trong dài hạn chính là chìa khóa để giúp loài người có thể chinh
phục Mặt Trăng và Sao Hỏa.

Các trạm vũ trụ thương mại sẽ không những cho phép các chuyên gia
tìm hiểu nhiều hơn về mức độ ảnh hưởng của cuộc sống ngoài Trái Đất
tới cơ thể con người mà còn giúp nền kinh tế trên quỹ đạo.

nga da co lich trinh rut khoi tram vu tru quoc te hinh anh 1
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Ảnh: Getty

(Space, NASA)