CS Ái Vân Ra mắt Sách tự truyện ở TPHCM mà sao thắc mắc hả trời?

Bạn thân mến,

“Cuốn tự truyện “ Để Gió Cuốn Đi” Của Ái Vân do hội Nhà Văn ở Việt Nam thực hiện và đã được ra mắt sách tại “ TPHCM” ngày 5/5/2016.”
Như vậy, rõ ràng là Ra Mắt sách không nhằm giới thiệu tới các quý Việt Kiều ở bên Mỹ hay ở San Jose hoặc cho cộng đồng người Việt tỵ nạn CS ở trên quả đất kể cả Mỹ.
Lên mạng search, quý bạn chỉ thấy trăm lời bàn Mao Tôn Cương và ca ngợi của đám báo chí VN về cuốn sách này bởi họ là khách tham dự RMS của AV, tuyệt nhiên, không có lời comments từ hải ngoại trừ bài như Mỹ hôm nay.
Như vậy, cũng đủ hiểu là ý định của Ái Vân khi RMS là gì?
Khi cuốn sách được ra mắt, nó đã được bộ thông tin VN kiểm duyệt từng chữ, từng lời, từng câu và từng nghĩa một sau khi đã duyệt xét lý lịch ba đời của tác giả.

Lý lịch phải sạch, phải rõ và phải tốt thì mới được nói năng, viết lách và in bán.

Nếu tự truyện đó nói xấu chế độ hay có ý ” phản động” thì không thể nào có chuyện RMS này được.
Cái nội dung cho rằng bài tự truyện đó:
“Xin chuyển một bài viết của ca sĩ Ái Vân, bà xã của bác Nguyễn Lê Tiến, CVA68 B2, hiện đang định cư ở Bắc Cali để biết chính quyền miền Bắc đã lừa lọc dân chúng ra sao. “

Chuyện ” lừa lọc dân chúng ” mà chỉ viết được vài chục chữ , vài ba hàng và chừng 1 trang giấy cho một câu chuyện kéo dài mấy chục năm trường và giết cả hàng chục triệu người thì quả là chuyện đầu voi đuôi chuột về những kể lể rất tầm thường và tự nhiên.

Chuyện là Ái Vân được gửi đi Đông Đức học về đạo diễn trước năm 1989 rồi khi bức tường bức tường Bá Linh sụp đổ ngày Nov 9 năm 1989, AV không quay về nước và chạy qua Tây BL xin ở lại mà không phải xin tỵ nạn chính trị.

Tác giả đã tự khai về lý do xin ở lại không phải là lý do chính trị CS/QG mà vì không muốn về VN gặp lại chồng, người mà AV không muốn sống chung và hiện đang có mâu thuẫn dữ dội.
Như vậy, lời chạy tội vì bỏ Tổ quốc năm 1990 qua Tây Bá Linh của AV nghe cũng tạm ổn và đã được Đảng CS tha cho.
Khi được tha, tên của ca sĩ AV đã được ghi trở lại trong danh sách Việt kiều yêu tổ quốc trong tòa lãnh sự VN ở SF.
Chính vì vậy, khi phái đoàn CS do Nguyễn Tấn Dũng ghé tới SF và có 1 cuộc tiếp tân với kiều bào yêu nước, AV và người chồng đã được tòa LSVN mời tham dự.

Trong buổi tiếp tân, AV đã hỏi NTD là muốn về VN hát có được không?
NTD trả lời “ cứ việc về, không sao”

VOV.VN – Sáng 15/2/2016 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới California tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ

Tất cả những sự kiện đó đã nói lên một điều:

– AV không có ý định hoà nhập với cộng đồng nguoi Việt tỵ nạn CS ở bên Mỹ bởi AV không phải là người tỵ nạn CS ngay từ ban đầu và kể lui luôn về ngày 5/2/1975 khi AV, như đoạn tự chuyện viết, đã được chính Tố Hữu đề nghị tên gia nhập theo đoàn vào tiếp quản SG và đài phát thanh.
Khi đọc đoạn tự truyện dưới đây: “Ngày đầu vào Saigon “, AV chẳng phải là người văn nghệ sĩ miền Bắc đầu tiên và duy nhất viết lên cái cảm nghĩ ngáo và nhà quê cua mình.
Khi thấy đoàn cán bộ CSVN quần áo xốc xếch xếp hàng mua đồ nhu yêu phẩm ở bên Nga, nhà văn Dương Thu Hương đã viết những đoàn đại biểu Việt Nam trong những bộ quần áo complet gớm giếc trông như những đàn bò đi trong thành phố“.
Hóa ra, chính Dương Thu Hương đã gọi đám cán bộ CS ở bên Nga khi xếp hàng mua đồ như yếu phẩm trông như đàn bò đi vào thành phố chứ không phải người tỵ nạn CS đặt ra.

Vì vậy, cho nên, bất kể bất cứ người thắng cuộc nào dù bộ đội hay dân sự khi bước vào miền Nam để tiếp quản kể từ ngày 30/4/1975 và ngay từ lúc bước qua cầu Hiền Lương đều chung một cảm nghĩ là như được thấy cửa thiên đường trong giấc mơ.
Khi vào tiếp quản miền Nam, người đàn bà đảng viên duy nhất đó đã ngồi bệt xuống vỉa hè Saigon và khóc, không phải vì sung sướng mà vì thất vọng và ê chề khi nhìn thấy sự thật và một thế giới khác hẳn những gì bà đã được nghe, được nhồi sọ và tin tưởng đó là sự thực trong suốt cuộc chiến mấy chục năm dài.

Đó chính là sự khác biệt rất lớn và sâu xa giữa hai người đàn bà khi vào tiếp quản miền Nam sau 30/4/1975.
Cả hai đều thuộc giới văn nghệ sĩ, một đàng là sinh viên khoa Thanh Nhạc Hanoi và một đàng là đảng viên CS, chuyên về viết văn và điện ảnh, cho tới năm 1989 mới bị khai trừ ra khỏi đảng vì hay phê phán đảng.

Cho nên, chuyện khóc trên hè phố và nhìn thấy đàn bò vào thành phố mới chính là chuyện đáng nghe, đáng chuyển và đáng nhớ.

Còn chuyện cán ngố cán ngáo và mang 2kg gạo vào cứu trợ của AV, nó rất là tầm thường và đã được kể cả ngàn lần cho mọi người, chả có gì phải đáng nghe, đáng nhớ và đáng chuyển cả.

Xin xem bài phỏng vấn của Đinh Quan Anh Thái đăng trên báo Việt Tide

Tôi khóc ngày 30 tháng Tư 75 vì thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ

Posted By: Dương Thu Hươngon: May 03, 2011In: CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT-QUÂN SỰ

logo.png.cf.jpg

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT-QUÂN SỰ Archives – …

https://www.vietthuc.org/toi-khoc-ngay-30-thang-t%C6%B0-75-vi-th%E1%BA%A5y-n%E1%BB%81n-van-minh-da-thua-ch%E1%BA%BF-d%E1%BB%99-man-r%E1%BB%A3/

-Việt Tide: Bà từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà trầm trồ trước sự phát triển vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó?

-Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.

Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giất mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.

Lần thứ hai tôi khóc là năm 1984 khi tôi đến Mascơva. Tất cả những người Việt Nam khác đến đấy đều hớn hở, sung sướng. Riêng tôi thì nhục nhã không thể tả được. Vì khi ở trong nước, tôi vẫn có ấn tượng dân tộc mình là dân tộc anh hùng và là một dân tộc cũng có được một cuộc sống xứng đáng. Nhưng khi đến Mascơva trong một phái đoàn điện ảnh trẻ thì tôi mới nhìn thấy ra rằng, người Việt Nam bị khinh bỉ. Người Việt Nam đầu đen chỉ xếp hàng trong các đội quân dài dặc các bà già Nga bụng to để mua nồi áp xuất, bàn là điện nhằm gởi về nước. Những người bán hàng họ mắng cho như là mắng khỉ ấy. Họ mắng cũng đúng vì người mình khuân hàng đống nồi, hàng đống sản phẩm của người ta để tuồn về nước. Khi đứng ở khách sạn Peking nhìn xuống đường, tôi thấy những đoàn đại biểu Việt Nam trong những bộ quần áo complet gớm giếc trông như những đàn bò đi trong thành phố. Tôi hoàn toàn vỡ mộng và tôi khóc. Một nhà văn Nga mắng tôi. Anh ta bảo rằng, “người ta đi Nga người ta sung sướng, còn bà thì tại sao bà lại khóc như cha chết vậy. Sao lại vớ vẩn thế”. Anh ta không biết nỗi đau đớn của tôi khi thấy thân phận của người Việt Nam.

Tóm lại, căn cứ vào lý do không về VN sau 1990 là vì chuyện gia đình và lý do tham dự buổi tiếp tân của tòa lãnh sự CS ở SF khi phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ năm 2016 về hội nghị ASEAN họp ở CA, sau đó, cùng chuyện Ái Vân trở về VN đi trình diễn thường xuyên, tất cả mọi chuyện đó đã khiến cộng đồng người Việt tỵ nạn không chấp nhận Ái Vân là người có cùng quan điểm chính trị hay cùng cái nhìn giống nhau về CS.
Khi nói không chấp nhận nhưng mọi người vẫn tôn trọng đời sống riêng tư của cô ta nhưng trong sinh hoạt của cộng đồng, họ không muốn mời cô ta tham dự hay không muốn cô ta có mặt.

Như vậy, hãy để cho cô ta và đời sống của cô ta đi theo con đường riêng của mình.

Không có lý do gì khiến chúng ta phải cần biết và muốn biết trừ khi có vấn đề về chính trị hay về cộng đồng người Việt tỵ nạn mà cô ta dính dáng đến.

AV, cuối cùng, chỉ là một người Việt giống như hàng ngàn người Việt Nam khác hiện nay và mỗi ngày , kể cả con cháu tư bản đỏ và đảng viên, đã định cư ở Mỹ và đang sắp hàng dài dài mỗi ngày để xin sang Mỹ ở tòa lãnh sự hay sứ quán Mỹ.

Lý do xin đi làm gì? :
– Kinh doanh, đi học, đi làm, đầu tư, du lịch, thăm gia đình, chữa bệnh, đi tu nghiệp, đi biểu diễn, công tác thiện nguyện, hội nghị…

Việc đưa tiểu sử hay tự chuyện của cô ta và ra mắt sách ở Saigon lên diễn đàn hoàn toàn không có ý nghĩa gì và không có lý do gì chính đáng vì chuyện AV ở trên đất Mỹ này không thấy nằm 1 trong các lý do trên hay nằm ngoài các lý do đó như chính trị tù nhân lương tâm và bất đồng chính kiến.

Theo lời cô ta viết trong tự truyện, cô qua Mỹ là vì đi theo chồng quốc tịch Đức gốc Việt, được hãng bên Đức đang làm và cử sang Mỹ để coi một chi nhánh của công ty mới mở bên Mỹ.

Thế thôi.
Xin nói rõ là bài viết này không nhắm vào chuyện đời sống riêng cá nhân của ca sĩ AV mà chỉ muốn được biết lý do từ người chuyển bài:

Bạn muốn nói lên điều gì khi bạn chuyển bài này lên diễn đàn cho những người Việt tỵ nạn và con cháu đọc?

NNP

Have a nice day.Thank you.
Sent from AT&T Yahoo Mail for iPhone

On Thursday, May 25, 2023, 12:20 PM, Phạm N. Khôi <pham.n.khoi@gmail.com> wrote:

Xin chuyển một bài viết của ca sĩ Ái Vân, bà xã của bác Nguyễn Lê Tiến, CVA68 B2, hiện đang định cư ở Bắc Cali để biết chính quyền miền Bắc đã lừa lọc dân chúng ra sao.