From: dy tran <dytran_23>
Date: Fri, Jul 28, 2023 at 9:09 PM
Subject: Fw: Loạt ảnh thú vị về đời sống ở Sài Gòn năm 1961 + Chuyện về Bảy Hiền – đại điền chủ nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa
To: Canh Lam
Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về Sài Gòn năm 1961 do người Mỹ thực hiện, mới đây được một nhà sưu tầm rao bán trên trang mạng mua bán eBay.
Người phụ nữ Pháp dắt chú chó giống Poodle đi dạo trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi), Sài Gòn năm 1961.
Cậu bé bán chổi lông gà trên đường Tự Do.
Nhà thờ Đức Bà.
CLB Thể thao Sài Gòn, nay là Cung văn hóa Lao Động.
Người nước ngoài tại hồ bơi của CLB Thể thao Sài Gòn.
Quán cà phê ở tầng trệt khách sạn Continental Palace.
Hai người phục vụ bàn ở quán cà phê khách sạn Continental Palace.
Khách sạn Caravelle, đối diện khách sạn Continental Palace.
Khách sạn Continental Palace nhìn từ phía khách sạn Cravelle.
Xe thồ chất đồng hàng hóa và cả hai người phụ nữ trên đường phố Sài Gòn.
Cửa hàng bán đổ thủ công mỹ nghệ ở góc Tự Do – Thái Lập Thành, nay là góc Đồng Khởi – Đông Du.
Bên ngoài thương xá Passage Eden ở đường Tự Do.
Đại lộ Nguyễn Huệ và Tòa Đô chính ở phía xa, Sài Gòn năm 1961.
Khách Tây ở quán cà phê của khách sạn Majestic.
Một góc lăng Ông Bà Chiểu.
Trên đại lộ Nguyễn Huệ, bên trái là góc Nguyễn Văn Thinh – Nguyễn Huệ.
Quầy ép dẻo dạo phía trước Tòa Hòa Giải, nay là cao ốc Sun Wah trên đường Nguyễn Huệ.
Tiệm giò chả Phú Hương nổi tiếng và quầy nước mía trên đường Hiền Vương (nay là đường Võ Thị Sáu).
Cảnh sát công lộ tác nghiệp ở giao lộ Lê Lợi – Tự Do, trước trụ sở Quốc hội (Nhà hát Thành phố).
Xe ngựa đi ngang qua trường Trung học Tư thục Chu Mạnh Trinh ở đường Võ Di Nguy, nay là đường Phan Đình Phùng.
Trụ sở Hội Việt Mỹ ở số 55 đường Mạc Đĩnh Chi.
Trẻ em bán quà vặt ở Công trường Mê Linh.
Một góc sân golf Phú Nhuận.
Chuyện về Bảy Hiền – đại điền chủ nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa
Giàu nứt đố đổ vách, song ông Bảy Hiền luôn chia sẻ với người nghèo, tên tuổi ông được gắn liền với một ngã tư và vùng đất ở quận Tân Bình ngày nay.
Ngã tư Bảy Hiền năm 1969.
Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP HCM) là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Từ đây, người dân có thể đi về trung tâm Sài Gòn qua đường Cách mạng tháng Tám; qua chợ Lớn, quận 8 bằng ngã Lý Thường Kiệt; lên sân bay Tân Sơn Nhất bằng đường Hoàng Văn Thụ hay về Hóc Môn, Củ Chi theo hướng Trường Chinh…
Những năm gần đây, do mật độ dân số tăng lên, khu vực ngã tư Bảy Hiền thường xuyên kẹt xe giờ tan tầm. Ngoài là nút giao thông, tên gọi Bảy Hiền còn dành chung cho khu vực dân cư rộng lớn thuộc quận Tân Bình.
Tại căn nhà số 4, đường Trường Chinh (ngay sát ngã tư Bảy Hiền) có ngôi nhà của ông Trần Văn Đức. Ông lão 88 tuổi này là cháu nội họ của ông Trần Văn Hiền (Bảy Hiền) – người được tên cho ngã tư này.
Tuổi cao nhưng ông Đức trông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Thường ngày, ông trông quán nước giải khát nhỏ trước nhà của gia đình. “Ngày xưa, lúc tôi tầm bốn, năm tuổi hay lon ton chạy theo ông nội đi chơi. Ông nội của tôi thứ mười, là em ruột của ông Bảy Hiền (tên Hiền, sinh thứ 7) sống chung nhà tại khu vực ngã tư này”, ông Đức kể.
Ông cụ cho biết gia đình từ thời ông cố đã sống ở đây, ngót nghét phải 6 thế hệ nên tính ra gia đình có chừng 120-150 năm sinh cơ lập nghiệp ở mảnh đất này.
Về tên gọi ngã tư Bảy Hiền, ông Đức cho biết, hồi ông Bảy còn sống là một điền chủ giàu có. Đất đai của ông trải rộng khắp khu vực Trường Chinh, Cộng Hòa, Bàu Cát… ngày nay. Với khối tài sản khổng lồ, ông Bảy cũng xây một căn biệt thự cột ximăng, trong nhà cột gỗ lớn, nền lót gạch Tàu.
Ông Bảy Hiền giàu có nhưng không khoa trương, coi khinh người nghèo mà ngược lại vợ chồng ông hay chia sẻ với người dân bằng nhiều cách. Một lần, nhân dân miền Nam lâm cảnh đói kém vì mất mùa, ông Bảy Hiền đăng báo sẽ bố thí tiền xu, lúa gạo cho bà con Sài Gòn – Gia Định trong một tuần lễ. Dân chúng nhiều địa phương khác nghe tin đều lặn lội tìm đến.
“Trong buổi sáng đầu tiên phát chẩn, mọi người đến quá đông, chen lấn nhau khiến cho hai đứa con nít bị chết ngạt giữa đám đông. Từ đó ông Bảy Hiền không mở phát chẩn như vậy nữa. Sau này, hễ có người khó khăn tìm đến ông đều bố thí cho”, ông Đức kể.
Tiếng lành đồn ra, mọi người truyền tai nhau về một người đàn ông nhân đức hay “phát chẩn”, giúp người nghèo. Hàng nghìn người tìm đến và ông Bảy đều ra tay cứu giúp.
Dần dà, khu vực ngã tư – nơi có nhà của ông – được người dân đặt là ngã tư Bảy Hiền, theo tên người đàn ông nhân đức. Khi chết, ông được chôn cất tại khu vực Lăng Cha Cả cùng vợ mình. Sau này, khu vực nghĩa trang bị giải tỏa, người nhà ông Bảy Hiền có lấy hài cốt đưa về thờ tại chùa Vạn Thọ trên đường Nguyễn Văn Nguyễn (phường Tân Định, quận 1).
Ông Bảy mất rồi, những người trong nhà cũng không giúp được dân nghèo như trước nữa vì gia sản khánh kiệt. Con cháu ông Bảy sau đó bán hết đất đai còn lại, vào trung tâm Sài Gòn sinh sống.
Còn căn nhà ông Trần Văn Đức đang ở hiện nay là nhà của ông cố để lại, ông và gia đình sinh sống tiếp ở ngã tư Bảy Hiền cho đến ngày nay.
Về khu vực ngã tư Bảy Hiền, trước năm 1954, nơi này vẫn còn là vùng ngoại ô của Sài Gòn, bao gồm một đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên Tây Ninh. Một số gia đình sinh sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa.
Khoảng năm 1960, theo thống kê hộ tịch ngày đó, Bảy Hiền có hơn 4.000 dân sinh sống, hình thành một khu dân cư mới. Người ở đây chủ yếu là từ Quảng Nam vào lập nghiệp, họ hình thành nên làng nghề dệt vải nổi tiếng tại đây.
Trung tâm triển lãm Tân Bình và nhà thi đấu hiện nay vốn là nghĩa trang rộng lớn, chôn cất lính Pháp tử trận. Khu vực bệnh viện Thống Nhất trước năm 1954 cũng là đồn phòng thủ nhưng đến thời Nguyễn Văn Thiệu thì được vợ ông bà Nguyễn Mai Anh đứng ra quyên góp tiền xây bệnh viện Vì Dân.
Về tên gọi Bảy Hiền, theo Lê Minh Quốc trong sách “Người Quảng Nam” có cách lý giải khác đôi chút so với những gì ông Trần Văn Đức kể. Theo nhà văn này, ông Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê “cóc” sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan – phu nhân vua Bảo Đại.
Còn nhà văn Sơn Nam thì cho rằng, Bảy Hiền một ông chủ giàu có chuyên đứng bán cỏ cho ngựa kéo xe ở khu vực ngã tư này trong giai đoạn năm 1930 nên tên ông gắn liền với nơi làm nghề.