Ông Trump không nên ra làm chủ tịch Hạ Viện

Bạn thân mến,

Anh PDC có gửi cho tôi một câu hỏi về chuyện ông Trump có nên ra làm chủ tịch HV không?

Để trả lời câu hỏi này, xin bỏ ra ngoài những điều dính dáng đến luật lệ vì có lẽ, tôi không đủ sức hiểu hết các khía cạnh luật pháp đó.

Cho nên, với kiến thức của cá nhân tôi, xin được phép đưa ra những suy nghĩ không dính dáng gì đến luật lệ để làm đơn giản vấn đề.

Tôi nghĩ ra sườn bài với 2 câu hỏi duy nhất: KHÔNG NÊN hay CÓ NÊN sau đây:

1- ông Trump không nên dính vào chuyện bầu CT HV vì không có lợi cho việc ứng cử TT 2024.

2- ông Trump nên dính.

Nếu thế:

a- có hy vọng được bầu làm CT HV không?

b- nếu được bầu, có lợi hay không có lợi cho việc ứng cử TT 24?

c- nếu không được bầu thì có lợi hay không có lợi cho việc ứng cử TT 24?

Sau đây, xin bắt đầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất: KHÔNG NÊN.

– Về vấn đề NÊN này, ông Trump đã từng tuyên bố:

“Tôi đã được đề nghị phát biểu với tư cách là người kết nối, vì tôi có rất nhiều bạn bè trong quốc hội. Nếu họ không nhận được phiếu bầu, tôi nghĩ họ sẽ đề nghị tôi cân nhắc đảm nhận vị trí Chủ tịch Hạ viện cho đến khi họ tìm được ai đó phù hợp về lâu dài, do tôi đang tranh cử tổng thống”, ông Trump nói với Fox News Digital hôm 5/10.

“Họ đã hỏi liệu tôi có đồng ý làm (Chủ tịch Hạ viện) trong khoảng thời gian ngắn không, cho đến khi họ tìm được người. Tôi không làm việc đó vì tôi muốn. Tôi sẽ làm nếu cần thiết, nếu họ chưa thể đưa ra quyết định

Chuyện ông Trump được đề nghị bẩu làm chủ tịch HV, trên căn bản luật pháp không đòi hỏi ông phải là dân biểu QH, cho nên, không có gì trở ngại.

Vai trò chủ tịch ông làm, theo ông chỉ có tính cách ngắn hạn dù rằng không biết bao lâu 1 vài tuần, 1 vài tháng nhưng chắc chắn phải chấm dứt trước khi ông bị kêu ra tòa về những vụ kiện cáo bắt đầu trong năm 2023 và kéo dài qua năm 2024.

Ý ông trên nguyên tắc là với nhu cầu cần làm để khối CH đoàn kết và tìm được người chắc chắn nắm chức CT HV lâu dài, ông sẽ sẵn sàng nhận nghĩa là nếu không tìm được ứng viên trong hiện tại.

Khi tìm được rồi thì ông sẽ từ chức để nhường chỗ cho người được bầu vào chức đó.

Chuyện lý luận “tạm thời và từ chức” nghe đơn giản nhưng thực tế vì chưa xảy ra bao giờ trong lịch sử hạ viện HK, cho nên, không biết nó sẽ đi như thế nào?

Ngày hôm nay, chủ nhật 15/ 10, 2023, dân biểu Jim Jordan đã chính thức được khối CH trong hạ viện đề nghị ra ứng cử CT/HV.

Như vậy thì thiện chí của ông Trump không còn cần thiết nữa. Câu hỏi KHÔNG NÊN không cần có trả lời.

Ngày mai thứ hai 16/10, HV sẽ bỏ phiếu chọn CT HV.

Tôi sẽ không bàn về chuyện ngày mai này vì không đủ sức hiểu và tiên đoán được kết quả sẽ ra sao.

Tuy nhiên, thử tìm xem những lý do ông Trump KHÔNG NÊN ra ứng cử chức CT HV là gì?

Theo tôi, ông không nên:

1- Chức vụ CT HV nếu ông đăc cử, theo ông nói là tạm thời nhưng trên nguyên tắc, luật lệ không nói là tạm thời nghĩa là bắt buộc theo nhiệm kỳ.

2- Khi tự nói là tạm thời thì câu hỏi cho ông là ông sẽ chỉ làm những loại việc tạm thời hay thường xuyên chính thức hoặc bất kỳ chuyện gì trong nhiệm vụ CT HV phải làm?

Chắc chắn không có loại việc tạm thời. Như vậy, ông sẽ bị lôi cuốn vào vòng quay của chức vụ CTHV mà chính ông không biết nó sẽ như thế nào?

Đó là một việc mới và 1 việc làm mất rất nhiều thì giờ cho ông mà ông không thể từ chối được.

Trong khi, ông cần rất nhiều thì giờ chuẩn bị cho việc đối phó với các vụ kiện tụng gay go rắc rối và việc vận động ứng cử TT 2024.

3- Nếu đắc chủ CT HV nhưng bởi vì ông không phải là dân biểu được bầu, cho nên, ông không có quyền bỏ phiếu về các dự luật đưa ra bàn cãi.

Vậy thì ghế CT HV của ông chỉ là bù nhin mà thôi trong khi ông là một con người đăc biệt, không bao giờ chịu làm một người máy hay người ngồi chơi sơi nước như vậy.

Bản tính ông luôn luôn là người ở cấp lãnh đạo, chỉ huy và ra quyết định.

Bởi không phải là dân biểu được bầu, sau đây là điều khoản rất là bất lợi cho ông nếu được làm CT HV

Trong vai trò của một thành viên hạ viện, chủ tịch hạ viện có quyền tham gia tranh luận và biểu quyết nhưng

theo thói quen chủ tịch chỉ làm vậy trong những tình huống đặc biệt.

Thông thường chủ tịch hạ viện chỉ biểu quyết khi nào mà lá phiếu của chủ tịch mang tính quyết định

hay trên các vấn đề rất quan trọng (Ví dụ như các tu chính án hiến pháp).

4- Mục tiêu chính của ông là ứng cử TT không phải là CT HV:

Ông không nên xao lãng trong việc đi đến mục tiêu to lớn nhất là khi phe DC ngày đêm tìm cách đả phá ông và bắt ông phải bỏ cuộc bằng mọi cách như kiện tụng, bêu xấu và tung tin giả.

Công việc của chức CT HV chắc chắn không đem lại lợi ích, kinh nghiệm hay một thứ lá chắn nào để bảo vệ cho ông trong việc ra ứng cử TT. Ngược lại, có thể làm ông hoang mang và mất hướng đi chính xác trong công việc ứng cử TT.

Nếu làm CT HV, phải kể đến chuyện ông sẽ lo đối phó với 212 dân biểu DC và hơn 50 dân biểu CH RINO trong số 221 tổng số dân biểu CH trong hạ viện nghĩa là có 212+50 = 262 dân biểu không ủng hộ ông. Trong đó, có bọn tứ quái AOC là quậy dữ nhất.

Có tới 262 kẻ chống đối sẵn sàng làm mọi chuyện để hại ông, chống ông và phá ông.

Sao ông lại phải mất thì giờ để lo chuyện ruồi bu đó vậy? Mặt trận Hạ Viện không phải là mặt trận của ông.

Mặt trận chính của ông là tòa bạch ốc và Joe 7 Đờn.

Theo Wikipedia Việt:

Quyền hạn và bổn phận của chức vụ CTHV là:

Viên Chức Chủ Tọa

Chủ tịch hạ viện giữ nhiều quyền lực khác nhau trong vai trò của viên chức chủ tọa tại hạ viện nhưng thường khi

giao trách nhiệm làm chủ tọa cho thành viên khác thuộc đảng đa số. Chủ tịch có thể phân công bất cứ thành viên nào

của hạ viện đóng vai trò như “chủ tịch hạ viện tạm thời” và người này sẽ làm chủ tọa hạ viện. Trong những cuộc

thảo luận quan trọng, “chủ tịch hạ viện tạm thời” thường được giao cho một thành viên cao cấp của đảng đa số.

Những dịp thông thường khác thì các thành viên cấp thấp hơn có thể được giao nhiệm vụ làm chủ tọa để giúp họ

có thêm kinh nghiệm về luật cũng như những cách thức làm việc của hạ viện. Chủ tịch cũng có thể bố trí một chủ tịch

hạ viện tạm thời cho những mục đích đặc biệt; Ví dụ, trong lúc Quốc hội đang ngừng họp dài hạn, một dân biểu đại diện

cho một khu quốc hội gần thủ đô Washington, D.C. có thể được phân công làm chủ tịch hạ viện tạm thời đặc trách

việc ký các đạo luật đã được thông qua.

Tại phòng họp hạ viện, viên chức chủ tọa luôn luôn được gọi là “Mister Speaker” hay “Madam Speaker” (mặc dù ông

hay bà Chủ tịch Hạ viện không phải chính là người đang làm chủ tọa). Khi Hạ viện tự mình nhóm lại thành một ủy ban

hạ viện thống nhất (Committee of the Whole) thì chủ tịch hạ viện sẽ phân công một thành viên làm chủ tọa cho ủy ban

hạ viên thống nhất này trong vai trò chủ tịch ủy ban hạ viện thống nhất và người này sẽ được gọi là “Mister Chairman”

hay “Madam Chairwoman”. Để phát biểu, các thành viên phải gây chú ý cho viên chức chủ tọa. Viên chức chủ tọa có thể gọi các

thành viên phát biểu nhưng với điều kiện là họ phải vui lòng phát biểu và vì thế có thể kiểm soát được nhịp độ của

buổi tranh luận. Viên chức chủ tọa cũng có quyền quyết định tất cả các điểm về quy định của phòng họp. Ví dụ, viên chức

chủ tọa có quyền chấm dứt lời phát biểu của một thành viên nào đó nếu xét thấy thành viên đó phạm qui. Chủ tọa có trách nhiệm

duy trì sự lịch thiệp trang nhã trong phòng họp hạ viện và có thể ra lệnh cho viên chức đặc trách duy trì trật tự (tiếng Anh

gọi là Sergeant-at-Arms) thi hành luật lệ chống những thành viên phạm qui.

Quyền lực và trách nhiệm của chủ tịch hạ viện mở rộng ngoài việc làm chủ tọa phòng họp hạ viện. Đặc biệt, chủ tịch hạ viện

có sức ảnh hướng to lớn đối với tiến trình chọn người cho các ủy ban hạ viện. Chủ tịch hạ viện là người có thể chọn ra

9 trong số 13 thành viên cho Ủy ban Luật pháp Hạ viện Hoa Kỳ đầy quyền lực mặc dù phải có sự chấp thuận của đảng

đa số (ban lãnh đạo của đảng thiểu số chọn 4 thành viên còn lại). Hơn nữa, chủ tịch hạ viện còn bổ nhiệm tất các thành viên

của các ủy ban hội thảo và các ủy ban đặc trách. Khi một đạo luật được đưa ra thì chủ tịch hạ viện sẽ quyết định ủy ban nào

sẽ xem xét nó. Trong vai trò của một thành viên hạ viện, chủ tịch hạ viện có quyền tham gia tranh luận và biểu quyết nhưng

theo thói quen chủ tịch chỉ làm vậy trong những tình huống đặc biệt. Thông thường chủ tịch hạ viện chỉ biểu quyết khi nào

mà lá phiếu của chủ tịch mang tính quyết định hay trên các vấn đề rất quan trọng (Ví dụ như các tu chính án hiến pháp).

Các viên chức khác

Vì các phiên họp chung của cả hai viện lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ được tổ chức tại Đại sảnh Hạ viện nên chủ tịch hạ viện

làm chủ tọa tất cả các buổi họp chung như thế. Tuy nhiên, Tu chính án 12 Hiến pháp Hoa Kỳ và Điều khoản 3, Đoạn 15

Bộ luật Hoa Kỳ bắt buộc Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ phải là người làm chủ tọa trong phiên họp chung của quốc hội

để đếm phiếu đại cử tri đoàn và chứng nhận kết quả một cuộc bầu cử tổng thống.

Chủ tịch còn có trách nhiệm trông coi các viên chức của hạ viện – viên chức thư ký hạ viện (clerk), viên chức đặc trách trật tự

hạ viện (sergeant-at-arms), viên chức trưởng hành chính hạ viện, và viên chức tuyên úy hạ viện (chaplain). Chủ tịch có thể

sa thải bất cứ viên chức nào ngoại trừ viên chức tuyên úy. Chủ tịch hạ viện bổ nhiệm sử gia hạ viện và tổng tham vấn.

Chủ tịch cùng với các lãnh tụ đa số và thiểu số bổ nhiệm tổng thanh tra hạ viện.

Chủ tịch hạ viện đứng thứ hai trong thứ tự kế vị Tổng thống Hoa Kỳ, ngay sau Phó tổng thống Hoa Kỳ theo

Đạo luật Kế vị Tổng thống năm 1947. Đứng sau thứ tự kế vị Tổng thống Hoa Kỳ của chủ tịch hạ viện là

Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Hoa Kỳ rồi sau đó là các bộ trưởng nội các trong chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, một số học giả cho rằng luật kế vị này là bất hợp hiến.[13]

Cho đến bây giờ, việc thực thi Đạo luật Kế vị Tổng thống Hoa Kỳ vẫn chưa bao giờ cần dùng đến; chưa có một chủ tịch

hạ viện nào đã từng nhận vai trò tổng thống. Việc thực thi luật này gần như cần thiết vào năm 1973 sau khi phó tổng thống

Spiro Agnew từ chức. Nhiều người vào lúc đó tin rằng Tổng thống Richard Nixon sẽ từ chức vì vụ tai tiếng Watergate

và như thế mở đường cho Chủ tịch Hạ viện Carl Albert lên kế vị. Tuy nhiên trước khi ông từ chức, Tổng thống Nixon

đã bổ nhiệm Gerald Ford làm phó tổng thống đúng theo tinh thần của Tu chính án 15 Hiến pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên,

chính phủ Hoa Kỳ coi trọng vị trí kế vị của chủ tịch hạ viện, ví dụ, kể từ ngay sau khi có các vụ tấn công khủng bố

ngày 11 tháng 9 năm 2001, các chủ tịch hạ viện đã sử dụng các phản lực cơ quân sự để bay đi bay về giữa các khu

quốc hội mà họ đại diện hay đi công cán khác. Theo Tu chính án 25 Hiến pháp Hoa Kỳ, chủ tịch hạ viện là một trong

số các viên chức phải được thông báo khi tổng thống không thể đảm trách chức vụ tổng thống (Ví dụ khi phải vào bệnh viện

giải phẫu) hoặc sau đó có khả năng tiếp nhận lại chức vụ tổng thống. Sau cùng, chủ tịch hạ viện tiếp tục làm

đại diện cho cử tri trong khu quốc hội của mình.

Với liệt kê nhiệm vụ, bổn phận và quyền hạn của CT HV ghi trên, ông Trump nên bỏ đi ý nghĩ NÊN DÍNH dù chỉ là CT tạm thời và cần thiết để hoàn chỉnh nội bộ đảng CH ở Hạ Viện.

Trước sau gì, khối đa số CH trong hạ viện sẽ tìm được và bẩu ra 1 chủ tịch HV dù có thể gay go và lâu dài nhưng không cần sự có mặt của ông Trump.

Ông không cần phải làm một chuyện hy sinh không đáng trong vấn đề này. Trong khi, ông đang cần rất nhiều năng lực và thời gian để chuẩn bị cho những vụ kiện tụng bắt đầu từ năm 2023 và vận động tranh cử trong năm 2024.

Như vậy, câu hỏi thứ 2 là :

NÊN DÍNH VÀO và những hệ lụy của việc dính vào này không còn cần thiết để tìm hiều và phân tích.

Xin được góp vài ý kiến riêng không dính dáng gì đên căn bản pháp lý.

NNP

Thank you.

Phil Nguyen