PHV –> Banner in hình lính Mỹ là ‘phản động’ – Pano in cờ và lính Trung Quốc là ‘sơ suất’!

See the source image

Lê Thiệt
21 tháng 12, 2022

05-quan-doi-nhan-dan.jpg

Banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cơ sở ở Bảo Lộc, in hình lính Mỹ

Năm nay, ngày “kỷ niệm 78 năm thành lập QĐNDVN” do nhà nước CSVN tổ chức có hai sự kiện đáng chú ý.

Sự kiện thứ nhất, như đã đưa tin, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (ĐH.KD&CN) Hà Nội treo tấm panô lớn có hình lá cờ Trung Quốc và ba hình người lính Trung Quốc làm nền.

Sự kiện thứ hai xảy ra ở Bảo lộc (tỉnh Lâm Đồng), tại trường Đại học Tôn Đức Thắng cơ sở thành phố Bảo Lộc, một tấm banner in hình lính Mỹ cho quà trẻ em Việt Nam xuất hiện trên fanpage của cơ sở này, trong cuộc thi tìm hiểu ngày thành lập QĐNDVN.

Ở sự kiện thứ nhất, lỗi được cho là của Phó chủ nhiệm khoa phụ trách bộ môn Quân sự khi ông tự quyết định phối hợp với cán bộ của Phòng Quản trị B cho in và treo áp phích trên thao trường mà không báo cáo xin phép Chủ nhiệm khoa và trường.

Lỗi tiếp tục được “đá” qua đơn vị dịch vụ in tấm pano này. Theo lời tường trình, bên in ấn có đề xuất sửa lại thiết kế do phông chữ quá nhỏ. Do Phó chủ nhiệm khoa và cán bộ của Phòng Quản trị B “chỉ kiểm tra nội dung phần chữ mà không kiểm tra cẩn thận lại phần phông nền đã bị thay đổi”, nên đã đồng ý cho in và treo tại thao trường vào sáng 19 Tháng Mười Hai. Khi phát hiện sai sót, khoa đã tháo dỡ khỏi thao trường.

319843815_1329507011201342_6676902808772725264_n.jpg

Pano của trường Đại học KD&CN Hà Nội lấy hình cờ và lính Trung Quốc làm nền

Sau khi nghe giải trình, ông Nguyễn Công Nghiệp, Phó hiệu trưởng kết luận, đây là một sai phạm rất nghiêm trọng về trách nhiệm an ninh chính trị, có tác động tiêu cực tới tâm tư tình cảm, tinh thần yêu nước của cán bộ giảng viên, sinh viên và dư luận xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của trường. Ông Nghiệp nói:

“Do thiếu ý thức kỷ luật và thiếu tinh thần trách nhiệm, Phó chủ nhiệm khoa và cán bộ trực tiếp thực hiện sẽ phải chịu hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc trước nhà trường”.

Trước mắt, nhà trường quyết định đình chỉ công tác đối với Phó chủ nhiệm khoa Giáo dục quốc phòng – an ninh Trịnh Mạnh Hùng và nhân viên Phòng Quản trị B Ngô Văn Công, sau đó sẽ xem xét mức độ kỷ luật sau.

Về việc cơ sở in ấn “tự ý thay đổi phông nền”, dư luận cho rằng có thể đó là cách nhà trường “chụp mũ” cơ sở này. Tài khoản Dũng Phạm viết trên Facebook:

“Không có cơ sở in ấn nào lại ngu dại đá bỏ chén cơm của mình bằng hành động ‘phản quốc’ ngu dại như thế này. Tôi cho rằng họ đã bị nhà trường và công an địa phương gài bẫy để chịu trách nhiệm với việc họ không làm”.

Ở sự kiện thứ hai, theo báo cáo của nhà trường, trong nhóm sinh viên được phân công làm công tác truyền thông về cuộc thi trên fanpage, một sinh viên đã gõ cụm từ “người lính” để tìm hình ảnh tạo poster. Sinh viên khác chọn ngẫu nhiên về hình ảnh “người lính” để thiết kế banner giới thiệu cuộc thi, rồi gửi cho giáo viên phụ trách.

Đến 10h sáng ngày 20 Tháng Mười Hai, sinh viên chưa thấy giáo viên phụ trách phản hồi, nhưng vẫn đăng hình ảnh lên fanpage của cơ sở. Khoảng 5 giờ sau, Đại học Tôn Đức Thắng cơ sở Bảo Lộc phát hiện hình ảnh không phù hợp đã gỡ khỏi mạng xã hội, nhưng lúc này hình ảnh đã bị lan truyền trên nhiều diễn đàn. Công an TP Bảo Lộc đã vào cuộc để xác minh, điều tra xử lý.

Với tình hình công an nhanh chóng vào cuộc điều tra như thế, nhiều khả năng nhóm sinh viên này sẽ bị kết tội “phản động”!

Riêng lá cờ “nước lạ nhưng rất quen” trên pano của trường ĐH.KD&CN Hà Nội sẽ được xem như lỗi “sơ suất” cua cán bộ nhà trường, và phần trách nhiệm nặng nhất sẽ do cơ sở in ấn gánh chịu.

Dù sao thì lá cờ Trung Quốc đã “ngạo nghễ tung bay” tại Việt Nam từ lâu. Nhân dịp có hai sự kiện đáng chú ý cuối năm này, nhà giáo Chu Mộng Long có bài viết trên Facebook mang tên “Cờ Trung Quốc ngạo nghễ tung bay ở việt nam: lỗi hệ thống…”, xin giới thiệu với độc giả để cùng suy ngẫm:

Năm 2011, trong lễ tiếp Tập Cận Bình, xuất hiện lá cờ Trung Quốc 6 sao, không chỉ trên tay các em bé mà còn trên VTV gây ngỡ ngàng cho những người Việt từng biết cờ Trung Quốc chỉ có 5 sao.

320335007_491385542981636_8159239469226325337_n.jpg

320173293_524655389417401_2418778605606428096_n.jpg

Năm 2013, trên quyển sách Học vần lớp 1, phần học phụ âm C với từ Cờ có hình ảnh minh họa không phải cờ Việt mà cờ Trung Quốc. Cũng năm này, trên quyển sách có nhan đề Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho trẻ vào lớp 1 xuất hiện hình ảnh cổng trường cắm cờ Trung Quốc.

See the source image

Hình ảnh bổ sung – Andy Van

Great Day GIF by memecandy

See the source image

Năm 2019, Giáo trình tiếng Trung Quốc của Trường Đại học Kinh – Công đưa bản đồ có hình lười bò vào đó cho sinh viên học về đất nước Trung Quốc.

Năm 2022, pano Chào mừng 78 năm thành lập Quân đội nhân dân, 33 năm Hội quốc phòng toàn dân, 50 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, xuất hiện hình nền cờ 5 sao và ba anh lính hải quân Trung Quốc với khẩu lệnh “Bát nhất tiến công”.

Riêng đối với đại học Kinh – Công, dư luận kết tội quân bán nước. Những người thận trọng hơn thì biện minh đó là do sai sót, nhầm lẫn.

Tốt nhất là hỏi các giáo sư, tiến sĩ Đại học Kinh – Công. Chắc chắn họ cũng sẽ biện minh là do sai sót, nhầm lẫn. Nếu hỏi, vì sao có sự sai sót, nhầm lẫn ấy? Xem chừng họ sẽ trả lời: “Là do hồi bé xem VTV thấy lá cờ Trung Quốc 6 sao, tưởng đó là cờ nước mẹ”, “Là do khi đi vào lớp 1 thấy cổng trường treo cờ Trung Quốc”, “Là do ngay khi học vần âm C, em giáo sư, tiến sĩ hồi bé học cờ Trung Quốc chứ có học cờ Việt Nam đâu mà biết?”

Với lý do trên, tôi đề nghị, hoặc là trả các giáo sư, tiến sĩ giảng dạy tại Trường Đại học Kinh – Công về lại Trung Quốc; hoặc là, bắt buộc các giáo sư, tiến sĩ Trường Đại học Kinh – Công học lại lớp 1 với sách giáo khoa in rõ hình quốc kỳ Việt Nam.

Sai sót, nhầm lẫn như thế này có gọi là loạn giá trị không? Đánh tráo sự phản quốc thành hệ giá trị quốc gia, sự vô văn hóa thành hệ giá trị văn hóa được không?

Discover more from Vietnamese-American Conservative Alliance (VACA)

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading