PHV -> Sưu Tầm Về Tết

From: Minh Pham <phammh2008>
Sent: Wednesday, January 25, 2023 at 04:15:04 AM PST
Subject: SƯU TẦM VỀ TẾT

Nét đẹp văn hóa Việt ngày đầu xuân
Đi lễ chùa đầu năm, mỗi chúng ta sẽ đều cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng và thanh thản. (Ảnh: Epoch Times Tiếng Việt)

Văn Hóa & Nghệ Thuật

Nét đẹp văn hóa Việt ngày đầu xuân

CTV Epoch Times Tiếng Việt

  • Thứ ba, 24/01/2023

Việt Nam không chỉ là một đất nước nổi tiếng với nhiều thắng cảnh đẹp, mà còn là một trong số ít quốc gia trên thế giới có một nền văn hóa lâu đời và phong phú, với những nét đẹp văn hóa được hình thành và lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Một trong số đó là phong tục đi lễ chùa đầu xuân.

Lễ chùa đầu xuân là một hoạt động tín ngưỡng gắn liền với Phật giáo, và từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của nhiều gia đình người Việt. Với nhiều người, đầu năm mà không lên chùa thắp nén hương khấn Phật, thì cứ cảm thấy như còn thiếu sót điều gì đó mà chưa trọn vẹn.

Có lẽ là bởi, những tư tưởng của Phật giáo đã thấm sâu vào trong tâm thức của người Việt hàng mấy nghàn năm qua. Hoặc cũng là bởi, nơi cửa chùa đất Phật linh thiêng luôn khiến cho con người ta có cảm giác bình yên và thanh tịnh đến kỳ lạ. Bỏ lại sau lưng bao muộn phiền, lo âu, và những chuyện không vui của năm cũ, để hòa mình vào chốn tâm linh, mỗi chúng ta sẽ đều cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng và thanh thản.

nét đẹp văn hóa việtNhững tư tưởng của Phật giáo đã thấm sâu vào trong tâm thức của người Việt hàng mấy nghàn năm qua. Đầu năm đi chùa lễ Phật luôn khiến cho con người ta có cảm giác bình yên và thanh tịnh đến kỳ lạ. (Tranh minh họa: Tài sản công)

Vì vậy mà vào những ngày đầu xuân mới, mọi người lại nô nức rủ nhau đi lễ chùa, hái lộc, cùng cầu chúc những điều may mắn, và hạnh phúc trong năm mới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của việc đi chùa đầu năm. Trong văn hóa truyền thống xưa, người Việt quan niệm rằng, không chỉ đầu năm mà dù vào bất cứ thời điểm nào, việc đi lễ chùa cũng không chỉ là để cầu mong điều tốt đẹp, mà đó còn là khoảnh khắc để mỗi người tự nhìn nhận lại bản thân mình, thông qua những giáo lý của nhà Phật mà nghiệm ra quy luật nhân quả trong cuộc sống. Từ đó mà sửa mình cho tốt hơn, hướng thiện hơn, sống tốt hơn.

Với quan niệm “Phật tại tâm trung”, tu tâm của mình là chính, nên người xưa sắm đồ lễ đi chùa không quá cầu kỳ. Lễ vật không phải là “mâm cao, cỗ đầy”, hay khoe khoang hình thức, mà chỉ cần sắm lễ chay gồm hương, hoa, quả, xôi … là đủ. Lời khấn cũng rất đơn giản mà không văn vẻ, cũng không nhất thiết phải dùng sớ. Tất nhiên, phong tục tập quán giữa các miền có những nét riêng biệt, nhưng tất cả đều có chung một tấm lòng thành kính.

Sau khi cúng lễ xong, mọi người thường xin nhà chùa một nhánh lộc cây mang về. Theo quan niệm của người xưa, mùa xuân là mùa sinh trưởng của vạn vật, và trong tất các loài, cây là loài có sức sống mãnh liệt nhất. Hái lộc đầu xuân, có ý nghĩa là rước lộc về nhà, cũng là cầu mong những điều may mắn trong năm mới. Những loài cây được chọn để hái lộc thường là những loài tượng trưng cho sự trường tồn, hoặc mang phong cách của người quân tử, như cây đa, tùng, mai, sanh … Nhưng người xưa hái lộc là trọng ở ý nghĩa, chứ không trọng ở hình thức là to hay nhỏ. Thế nên người mà tâm hướng thiện thì dù chỉ là một chiếc lá cũng mang đủ ý xuân. Những năm gần đây, tục hái lộc đầu năm cũng đã có nhiều đổi khác, không còn nhất thiết phải hái cả cành lá, hay bứt lộc cây trong chùa. Thay vào đó cành lộc xuân có thể là một cây mía tía, mấy cành phát lộc hoặc một chậu cây nho nhỏ nào đó đem về nhà ngày đầu năm mới là được.

Không chỉ có tục đi lễ chùa, hái lộc, người Việt xưa còn có một nét đẹp văn hóa nữa là xin chữ đầu năm. Người xưa rất sùng nho trọng đạo, nên thời xưa muốn xin chữ, người xin chữ trước hết phải soạn một lễ nhỏ để mang tới nhà thầy đồ, thể hiện sự tôn trọng với người có học thức. Sau đó bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình trong năm mới. Thầy đồ sẽ căn cứ vào đó mà chọn chữ cho phù hợp, chứ không viết chữ theo yêu cầu như bây giờ.

nét đẹp văn hóa việtMột ông đồ đang bày giấy mực viết chữ trên một con phố Hà Nội, năm 1915. (Ảnh: Bức hình này nằm trong bộ sưu tập về Hà Nội của tác giả Albert Kahn.)

Chữ viết ra cũng không là chỉ đẹp trên hình thức bề mặt, mà trong đó còn bao hàm cả tâm huyết và trí tuệ của viết. Vì vậy khi viết, thầy đồ sẽ dùng cả Tâm-Trí-Lực để viết. Khi viết xong, thầy đồ sẽ giảng cho người xin chữ từng nét chữ để người xin hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của chữ. Cho nên người xin chữ vừa được mở mang học thức, lại vừa cảm thấy như đã xin được may mắn, đạt được ý nguyện của mình.

Đi lễ chùa, hái lộc, hay xin chữ, tất cả những điều trên đã tạo nên một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt trong những ngày đầu năm mới. Đáng buồn, là ngày nay những nét văn hóa ấy đang dần dần trở nên biến dị, nhất là trong việc đi lễ chùa. Dường như cái tâm của nhiều người ngày nay đến với Phật đã không còn thuần tịnh và mang sự thành kính nữa. Hành vi của con người vì thế mà cũng có nhiều thay đổi. Bây giờ người ta mang lễ vật tới với quan niệm rằng lễ càng nhiều Phật càng chứng giám, rồi tiền giả tiền thật đặt đầy trên ban thờ, nhét đầy trong tay Phật, rồi xuýt xoa hít hà, lẩm nhẩm lầm nhầm, cứ như là hối lộ Phật vậy. Không chỉ vậy có những người còn tranh nhau tờ ấn, giải lụa, giành giật cái mà họ cho là phước lộc mà Phật ban phát. Bên cạnh đó, nhiều chùa chiền bây giờ cũng đã trở nên đổi khác, nhiều nơi xây chùa là để thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế. Tất cả những điều này không những phản lại văn hóa truyền thống, mà còn đi ngược lại với pháp lý trong Phật giáo.

Theo quy luật Nhân quả trong Phật giáo, Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhân có tốt thì quả mới lành. Thay vì cầu trời khấn Phật, chúng ta muốn được hưởng hoa thơm quả ngọt, mỗi người hãy tự gieo cho mình những nhân lành bằng những cách nghĩ và hành động tốt đẹp. Chỉ cần sống thiện lương ắt sẽ được bình an. Không chỉ Phật giáo mà Đạo giáo cũng nhìn nhận như vậy. Như trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử viết: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý nói rằng Đạo Trời là công bằng, không thân với ai, nhưng thường hay giúp đỡ những người thiện.

CTV Epoch Times Tiếng Việt CTV Epoch Times Tiếng Việt

Do Lâm Mộc thực hiện

EmojiEmoji

Nhộn nhịp chợ hoa Vạn Phúc những ngày giáp Tết

Là một trong những chợ hoa lớn nhất của Thủ đô Hà Nội, chợ hoa Vạn Phúc (Hà Đông) luôn tấp nập người bán kẻ mua với đủ các loại hoa khác nhau mỗi dịp Tết đến xuân về.

Nhộn nhịp khách hàng mua sắm

Từ đầu tháng 12 Âm lịch, chợ hoa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) đã nhộn nhịp hẳn lên bởi khách hàng từ mọi nơi đổ về mua sắm hoa, cây cảnh để trang trí nhà cửa hay làm quà biếu, tặng.

Ch%E1%BB%A3%20Hoa%20V%E1%BA%A1n%20Ph%C3%BAc%201.jpg

Ch%E1%BB%A3%20hoa%20V%E1%BA%A1n%20ph%C3%BAc%202.jpg Nhộn nhịp chợ hoa Vạn Phúc những ngày giáp Tết

Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, các chủ cửa hàng hoa kinh doanh tại đây đã nhập đủ loại hoa, cây cảnh. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến các loài hoa như phong lan, địa lan, hoa hồng, bạch trà, hồng trà, quất cảnh, dạ yến thảo… Đây là những loài hoa, cây cảnh có màu sắc tươi tắn, rực rỡ, được nhiều người yêu thích lựa chọn để trang trí nhà cửa trong ngày Tết.

Nhiều khách hàng mua sắm tại chợ hoa Vạn Phúc cho biết, các loài hoa này chơi được dài ngày đến tháng Giêng, thậm chí dài hơn nữa nếu được chăm sóc tốt, không sợ héo tàn nhanh trong những ngày Tết. Hơn nữa, những loại cây hoa này phù hợp để bày biện, trang trí tại tất cả các gia đình, từ nhà biệt thự sang trọng đến căn hộ chung cư nhỏ xinh.

Hoa%20phong%20Lan.jpg

Ch%E1%BB%A3%20hoa%20V%E1%BA%A1n%20Ph%C3%BAc%203.jpg

Ch%E1%BB%A3%20hoa%20V%E1%BA%A1n%20Ph%C3%BAc%205.jpg

Ch%E1%BB%A3%20hoa%20Vjan%20Ph%C3%BAc%204.jpg Đủ các loại hoa với nhiều sắc màu rực rỡ được bày bán tại chợ hoa Vạn Phúc, phục vụ nhu cầu của khách hàng mua sắm chào đón những ngày Tết đến

Giá cả phong phú, đa dạng

Dịp Tết Tân Sửu năm nay, chợ hoa Vạn Phúc không chỉ cung cấp đa dạng chủng loại hoa, cây cảnh mà giá cả cũng khá ổn định so với những năm trước, giúp cho người mua có nhiều lựa chọn khác nhau phù hợp với túi tiền của mình.

Các loại hoa lan hồ điệp có giá bán từ 100.000 – 200.000 đồng/giò bán lẻ, tùy theo cành hoa dài hay ngắn. Theo một chủ cửa hàng, giá hoa lan hồ điệp năm nay vẫn như mọi năm. Các loại hoa lan hồ điệp cành dài, khi kết vào thành chậu thì cũng tính tiền theo cành và theo chậu đắt hay rẻ. Hầu hết các cửa hàng hoa hiện đang ghép từ 11 giò đến trên 20 giò lan/chậu. Với số lượng này, mỗi chậu hoa có giá từ trên 2 triệu đến khoảng 5 triệu đồng. Một số chậu lớn hơn theo đặt hàng có thể lên đến 8 – 10 triệu đồng/chậu. Các loại hoa cành ngắn khi ghép chậu chỉ có giá vài trăm đến dưới 1 triệu đồng.

Nh%E1%BB%AFng%20ch%E1%BA%ADu%20hoa%20phong%20lan%20c%E1%BB%A1%20l%E1%BB%9Bn.jpg Chậu lan hồ điệp có giá từ 2 triệu đến trên 10 triệu đồng tùy theo loại hoa và số lượng cây trong chậu

C%C3%A1c%20gian%20h%C3%A0ng%20hoa%20lan%20t%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%A3%20V%E1%BA%A1n%20Ph%C3%BAc%20.jpg Các gian hàng hoa lan tại chợ Vạn Phúc luôn có đông các khách hàng đến lựa chọn, mua sắm

Bên cạnh các loại hoa cảnh, cây cảnh, Tết năm nay chợ hoa Vạn Phúc cũng không thể thiếu sự xuất hiện của hoa đào và quất cảnh, với giá từ vài trăm nghìn đồng đến 3 – 4 triệu đồng/chậu hoặc cây, tùy vào thế cây, chậu, cành to hay nhỏ.

Ch%E1%BB%A3%20hoa%20ng%C3%A0y%20T%E1%BA%BFt%20kh%C3%B4ng%20th%E1%BB%83%20thi%E1%BA%BFu%20%C4%91%C3%A0o%2C%20qu%E1%BA%A5t.jpg Chợ hoa ngày Tết không thể thiếu đào, quất. Mỗi chậu quất to có giá khoảng 3 – 4 triệu đồng

EmojiEmoji

Một số tập tục vào đêm giao thừa của người xưa

An Hòa •Thứ bảy, 21/01/2023

Đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm. Dân gian rất coi trọng ngày này, bởi vì đây là ngày trọng đại nhất vào lúc cuối năm, con cái làm ăn xa về nhà tụ họp cùng gia đình, từ biệt năm cũ trong tiếng pháo và đón mừng năm mới.

Inline image
(Ảnh minh họa: Vietnam Stock Images, Shutterstock)

Đêm giao thừa được gọi là “Trừ tịch”, “Trừ” tức trừ bỏ, “tịch” chỉ ban đêm. “Trừ tịch” là đêm “tuế trừ”, cũng gọi là “đại niên dạ” (đêm giao thừa), “trừ tịch dạ” (đêm trừ tịch)… là đêm cuối cùng của năm. Ngày cuối cùng của năm được gọi là “tuế trừ”, ý nghĩa là năm cũ đến đây là trừ bỏ, đổi sang năm mới.

Ngày cuối cùng của năm cùng với Thanh minh tiết, Thất nguyệt tiết, Trùng dương tiết là các đại tiết tế tổ truyền thống trong dân gian. Thời cổ, lễ tục này rất thịnh hành. Bởi vì lễ tục các nơi khác nhau, nên hình thức tế tổ cũng có sự khác nhau. Có nơi đến mộ tổ ngoài đồng tế bái, có nơi đến từ đường tế bái, nhưng đa phần là tại nhà. Người xưa đưa bài vị tổ tiên lần lượt đặt nơi chính sảnh, bày tế phẩm, sau đó lần lượt theo thứ tự lớn nhỏ dâng hương quỳ bái.

Người xưa tế tổ, đa số dâng cá, thịt, rau, đựng trong những chiếc bát có chân cao, mang ý nghĩa “chung minh đỉnh thực” (ăn uống đủ đầy). Có nhiều địa phương tế tổ rất long trọng, thường có 8 bát, ở giữa đặt nồi thức ăn, theo linh vị mà bày chén đũa, lúc trừ tịch đều mở nắp nồi ra và tuỳ thời mà thay đổi món ăn. Ngoài ra vào ngày này họ còn sớm tối thắp hương khấu bái, dâng trà mới.

Mặc dù hình thức tế tổ có sự khác nhau, nhưng nhìn chung đêm giao thừa đều treo ảnh ở nhà chính và ngày hôm sau khi bạn bè thân hữu đến chúc tết cũng phải khấu bái tổ tiên, hết sức thành kính. Đây là phong tục thời xưa thể hiện mĩ đức tôn kính tổ tiên.

Một số nơi, người dân có tập tục trừ tịch tại phần mộ. Thời gian ra mộ nhìn chung là lúc trưa ngày cuối cùng của năm. Mọi người làm cơm tất niên đem đến phần mộ, để thân nhân đã mất được hưởng dụng món ngon như lúc còn sống. Cũng qua đó, con cháu gửi gắm nỗi nhớ thương của người sống đối với người đã mất.

Cùng với hoạt động tế tổ, vào ngày cuối năm người dân đều dọn dẹp nhà cửa để bỏ cái cũ đón cái mới, thắp đèn giăng hoa, dán giấy đỏ, treo đèn lồng và ăn bữa cơm đoàn viên với nhau thể hiện lòng hiếu thảo với người bề trên và hòa thuận anh em trong gia đình.

Ngoài ra ở nhiều nơi thời xưa, mọi người cứ vào buổi tối 30 thì đều không ngủ, gõ ra âm thanh, cho là để trừ tà, cứ như vậy truyền từ đời này qua đời khác, hình thành đêm trừ tịch đón giao thừa với phong tục đốt pháo hoa.

Vào đêm giao thừa, dân gian xưa còn có tục thức đêm. Một truyền thuyết kể rằng, thời cổ có con quái thú, hằng năm cứ đến đêm 30 cuối năm, vào lúc giao thời âm dương lẫn lộn thì nó lại xuất hiện tác quái. Do sợ quái thú đến gây hoạ nên không ai dám ngủ. Để tiêu trừ nỗi sợ hãi, mọi người bèn chuẩn bị một bữa cơm tối thật phong phú trong một năm. Cả nhà ngồi quây quần bên bàn ăn cười nói vui đùa, nghĩ đến một cuộc sống tốt đẹp ở tương lai, mượn đó để thức đến sáng sớm hôm sau. Đêm 30 tết, nhà nhà đốt pháo, trừ tà, để các con vật không tốt đó sợ, cũng là đón mừng năm mới. Về sau, dân gian dần hình thành tập tục thức suốt đêm vào đêm trừ tịch.

Bởi vì đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng nên dân gian xưa cũng có những kiêng kỵ nhất định. Kiêng kỵ đập vỡ đồ vật, bởi vì điều này đại biểu cho việc phá vận, rủi ro. Tránh quét nhà đổ rác, bởi vì cho rằng sẽ đổ đi may mắn. Thời xưa, vào đêm giao thừa, người ta thường ngồi quanh bếp lửa ăn cá. Khi ăn cá, để lại phần đầu và đuôi với ngụ ý là năm mới có đầy đủ, dư thừa…

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

EmojiEmoji

Tết nói chuyện hoa mai vàng, dưa hấu đỏ

Duy Việt N. C. HUÂN •Thứ bảy, 21/01/2023

Miền Nam nước Việt, về dịp Tết, tiết trời nóng nực, khác với miền Bắc khí hậu mát mẻ. Hoa quả dạo ấy cũng khác. Không đóa hoa thủy tiên:

Nhị vàng cánh trắng hương thơm nức,
Lá biếc thân trong vẻ nõn nà.

Không thấy bông hoa đào tươi thắm của làng Nhật Tân, Yên Phụ, rung rinh hai bên lề đường nhộn nhịp phố Hàng Lược để ta nhớ tới câu:

Liễu yếu cùng chung phận má hồng,
Phấn son tô điểm cảnh non bồng,
Trải bao mưa nắng còn tươi thắm,
Xuân đến vẫn cười với gió đông.

Nhưng trái lại, Tết Nam Việt không có hoa đào đỏ thì đã có bông mai vàng. Bông mai vàng mọc ở cành lá xanh tươi, cắm lọ độc bình Biên Hòa chẳng phải là không thi vị, và khiến lòng ta:

Thẩn thơ vui thú yên hà,
Mai là bạn cũ, hạc là người quen.

Và Tết chơi hoa mai khiến ta nhớ tới câu thơ cổ chỉ có mười chữ mà đọc xuôi đọc ngược thành bài thơ tứ tuyệt mỗi câu 7 chữ:

Vị tình lai ký nhất chi mai hữu biệt hoài

Vị tình lai ký nhất chi mai,
Ký nhất chi mai hữu biệt hoài.
Hoài biệt hữu mai chi nhất ký,
Mai chi nhất ký vị tình lai.

Tạm dịch là:

Vị tình gửi lại một cành mai,
Gửi một cành mai có biệt hoài.
Hoài biệt cành mai xin gửi lại,
Vị tình xin lại với cành mai.

Ăn Tết trong Nam làm ta nhớ tới cảnh nơi đất Bắc.

Đâu là cảnh ba mươi Tết mà từ tờ mờ sáng đã thấy tiếng lợn làm thịt kêu eng éc, trong làng xóm lác đác đã có mấy nhà dựng cành nêu. Cành nêu là một cây tre to và cao, đủ cành đủ lá, cành còn tươi lá vẫn còn xanh, trên ngọn cây tre có treo ba trăm nén vàng giấy. Ấy là cái tục cổ truyền của ta, dựng cành nêu tin tưởng để giữ cho lũi quỉ nhà trời không xâm chiếm đất đai của mình về dịp đầu xuân. Cành nêu đánh dấu bề cao, còn bề rộng là những hình vẽ bằng vôi như cót chứa thóc, cái cung cái nỏ ở trên sân, ngoài ngõ, đề phòng quân trộm cướp gian phi khỏi xâm nhập vào địa phận nhà…

Inline image
Tết Bắc Việt có bánh chưng bánh giầy… (Tranh “Sự tích bánh chưng bánh giầy” của họa sĩ Bùi Hoài Mai, sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)

Tuy xa nơi quê cha, nhưng đến Tết chơi mai vàng cũng làm ta tưởng đến câu hát ví von trong ruộng lúa xanh tươi của mấy cô đang làm cỏ nơi đồng ruộng Bắc Ninh hay Hưng Yên Phố Hiến:

Ai đi đâu đấy hỡi ai?
Hay là Trúc đã nhớ Mai đi tìm?
Tìm em như thể tìm chim,
Chim ăn bể Bắc, đi tìm bể… Nam.

Đấy là hoa mai vàng, một hương vị của Tết miền Nam. Nhưng còn hương vị thứ hai nữa, ấy là trái dưa hấu. Vì cứ tới Tết Nguyên Đán thì có nhiều dưa hấu để làm cho mát lòng người khi trời nóng gắt.

Trái dưa hấu vỏ xanh hay trắng, ruột vàng hay đỏ, cứ đến Tết thì xuất hiện khắp các chợ từ chốn thôn quê tới thành thị.

Đất đai và khí hậu ở đây rất hợp cho nên dưa hấu mọc khỏe, quả rất sai và ăn ngon ngọt. Hầu hết các tỉnh như Bến Tre, Gò Công, Chợ Lớn, Tây Ninh, Gia Định và miền Nam Trung Việt như Bình Thuận, Phan Thiết, đều trồng nhiều.

Trong quá dưa hấu có tới 90 phần trăm nước bổ, bốn phần trăm đường, 0,01 phần trăm vôi, 0,02 phần trăm dương-long-hoàn và 0,25 phần trăm hóa chất như ốc-xa-lát bồ-tạt. Nhờ có các chất ấy cho nên ăn dưa hấu ta thấy mát ruột, và dù trong ba ngày tết có ăn nhiều thịt mỡ thì đã có ốc-xa-lát tính chất “cầm” nên không sợ khó tiêu.

Đồng bào di cư ăn Tết ở phương Nam, giải nồng bằng dưa hấu, ngắm bông mai vàng hẳn nhớ đến lịch sử của quả ấy. Thì đây là sự tích “trái vỏ xanh ruột đỏ”:

Tục truyền đời vua Hùng Nghi Vương nuôi được ngườỉ con trai lên 7, 8 tuổi. Thấy đứa trẻ mặt mũi khôi ngô tuấn tú, nhà vua đặt tên là Mai Yến hiệu An Tiêm, cho học rồi lấy cho một người vợ, sau lại phong quan tước. Từ khi làm quan, An Tiêm được bổng lộc đầy nhà, ăn sung mặt sướng, nhưng thường nói với vợ và gia nhân rằng: “Những của cải bổng lộc mà ta hưởng ngày nay tức là những công quả của ta ở đời trước cả; vậy đời này ta cần phải tu nhân tích đức thì kiếp sau ta sẽ được hưởng nhiều sự hay.”

Có người thóc mách đến tai vua. Vua cho là An Tiêm vong ân bội nghĩa, giận mà nghĩ rằng: “Đã thế thì đẩy nó ra ngoài bãi biển không ai lai vãng, thử xem nó còn được hưởng công quả của đời trước nó không?” Thế rồi vua sai đem vợ chồng An Tiêm ra bãi cát hoang vu ngoài cửa biển Nga Sơn, thuộc Thanh Hóa bây giờ; chỗ ấy quanh năm chỉ có nước với trời, không một bóng người qua lại. Vua chỉ cấp cho lương thực đủ bốn năm tháng, hễ hết là chết đói. Vợ An Tiêm sợ hãi, khóc lóc, nhưng An Tiêm cười mà nói:

“Trời đã sinh ra ta, tất trời sẽ nuôi ta, việc gì phải lo!”

Inline image
Tết Nam Việt có quả dưa hấu (Tranh “Sự tích dưa hấu” của họa sĩ Bùi Hoài Mai, sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)

An Tiêm ở hoang đảo, hàng ngày thường đi vơ vẩn khắp mọi nơi, bỗng một hôm thấy đàn chim nhạn ở phía Tây bay lại, đánh rơi mấy hột cây xuống đất. An Tiêm để ý xem xét thấy ít lâu hạt ấy nẩy mầm mọc ra cây leo xanh tốt rồi khai hoa kết quả. An Tiêm hái một trái bẻ ra ăn thử, thấy vị ngọt và mát, mừng rỡ mà rằng: “Thật là trời cứu ta, nên cho ta thứ dưa này!”

Vì không rõ quả dưa ấy tên là gì, An Tiêm bèn đặt tên là Tây Qua tức là dưa ở phương Tây do đàn chim mang hạt giống lại. Từ đấy vợ chồng An Tiêm lấy hạt để giồng, trồng thêm ra nhiều. Trồng được nhiều rồi, An Tiêm nghĩ cách viết chữ vào vỏ quả dưa thả xuống biển, các thuyền đánh cá vớt được, ăn thấy ngon ngọt nên theo địa chỉ kéo tới bãi cát Nga Sơn, mang gạo đổi lấy dưa về bán. Chẳng bao lâu giống dưa ấy được trồng khắp nơi, và đổi tên là “dưa hấu” theo chữ là dưa hảo (tốt) vì ăn bổ, ngon ngọt, lại mát ruột. Nhờ có trao đổi dưa lấy gạo mà vợ chồng An Tiêm không lo chết đói nữa, trái lại, chàng đã thành một nhà buôn lớn.

Mấy năm sau, vua Hùng Nghi Vương sực nhớ đến vợ chồng An Tiêm, sai người ra bãi biển xem còn sống không, thì lạ thay, chẳng những An Tiêm chưa chết mà trái lại còn buôn bán tấp nập với khách thương qua lại bằng nguồn lợi dưa hấu.

Vua lấy làm khen ngợi và nói rằng: “An Tiêm nó nói phải, bổng lộc là của kiếp trước thực chẳng sai.”

Vua bèn vời vợ chồng An Tiêm về cho phục chức cũ trong Triều. Từ đấy, bãi biển Nga Sơn được gọi là An Tiêm bãi và trái dưa nuôi sống được người gọi là dưa hấu. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, nên nhân ngày Tết, khi ta thưởng thức trái dưa đỏ, nghe truyện xưa không phải là vô vị, và câu đối Tết của đất Bắc được một bạn đọc Văn Hóa Nguyệt San đổi ra như sau đây có lẽ đúng với hương vị Tết miền Nam:

“Thịt mỡ mai vàng dưa hấu đỏ
Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh.”

Duy Việt N. C. HUÂN
Bài viết đăng trên Văn Hóa Nguyệt San số 8 phát hành tháng 1 năm 1956, Sài Gòn.

EmojiEmoji

Vì sao người xưa lại có phong tục đốt pháo trong ngày Tết?

Đã bao đời nay, người ta đốt pháo trong các dịp như mừng tân gia, mừng thăng quan tiến chức, mừng thọ, mừng sinh con trai… Đặc biệt trong Tết Nguyên đán, đốt pháo là một phong tục không thể thiếu. Vậy phong tục đó từ đâu mà ra và có ý nghĩa gì?

Vì sao người xưa lại có phong tục đốt pháo trong ngày Tết?Đốt pháo là một trong những tập tục không thể thiếu trong ngày tết của cổ nhân. (Ảnh: SlidePlayer)

Đốt pháo là một trong những tập tục không thể thiếu trong ngày tết của cổ nhân. Tập tục này có nguồn gốc từ rất xa xưa và tồn tại qua hàng ngàn năm, trở thành nét văn hóa vô cùng độc đáo. Nhưng vì sao người xưa lại đốt pháo vào ngày tết?

Nguồn gốc của pháo

Ở Trung Quốc, pháo (bộc trúc) còn gọi là “tiên pháo” hoặc “pháo trượng” đã có lịch sử hơn 2000 năm. Theo sử sách ghi chép, pháo có nguồn gốc từ cây đuốc lớn thời cổ, được làm từ thân cây trúc được gọi là đình liêu. “Đình liêu” nghĩa đen là cháy sém đình. Trong sách “Kinh thi” có ghi chép rằng: “Đình liêu chi quang”, nghĩa là ánh sáng của ngọn đuốc lớn.

Vốn dĩ, khi cây trúc bị cháy, không khí trong các đốt trúc chịu nhiệt nở ra, làm nứt ống trúc, gây ra tiếng nổ lẹt đẹt, đùng đoàng. Thời cổ, người ta dùng biện pháp này để đuổi ma trừ ôn dịch. Đây chính là ghi chép sớm nhất về pháo, cũng gọi là “bộc can”.

Trong sách “Kinh sở tuế thời ký”, tác giả Tông Lẫm người nước Lương thời Nam triều (năm 502-557) đã viết về phong tục “đốt pháo” đương thời rằng: “Chính nguyệt nhất nhật, thị tam nguyên chi nhật dã. Vị chi đoan nguyệt, kê minh nhi khởi, tiên vu đình tiền bạo trúc, nhiên thảo, dĩ tích sơn tiêu ác quỷ”, nghĩa là ngày mùng 1 tháng Giêng, gà vừa gáy lần đầu, mọi người trở dậy đốt bộc trúc để xua đuổi sơn tiêu (ma núi, loài yêu quái một chân), ác quỷ.

Sau khi thuốc nổ được phát minh, người ta không chỉ đốt ống tre ống trúc nữa mà thêm vào trong ống lưu huỳnh, than củi… để đốt. Tới thời Nam Bắc triều, đốt pháo mừng năm mới bắt đầu trở thành tập tục đến ngày nay.

Nguyên nhân đốt pháo trong ngày tết

Trong ngày tết cổ nhân đốt pháo mừng năm mới là xuất phát từ niềm tin rằng đốt pháo có thể trừ tà, phòng ngừa ôn dịch, phù hộ người nhà nhà bình an may mắn. Ngoài ra, về nguyên nhân đốt pháo trong ngày tết còn có một truyền thuyết lưu truyền đến ngày nay.

Tương truyền rằng, vào thời viễn cổ, có một loại quái thú hung mãnh tên là Niên. Bốn mùa trong năm, con quái thú này đều nằm yên ắng dưới biển sâu. Nhưng cứ vào thời khắc giao thừa, nó lại nổi lên giày xéo, tàn phá cây trồng, hoa màu của người dân, làm hại cả người lẫn vật. Dân chúng vì thế mà kêu khổ thấu trời xanh.

Có một lần con quái vật Niên này lại đến thôn làng phá phách thì thấy một bộ quần áo màu đỏ của một nhà phơi ở cổng mà sợ quá liền bỏ chạy. Vào một hôm khác, khi con quái vật ấy lại đến thì bị ánh lửa tỏa ra từ đèn dọa mà sợ đến mức ba chân bốn cẳng bỏ chạy. Vì thế người dân biết được điểm yếu của con quái vật này là sợ âm thanh, sợ màu đỏ và ánh lửa.

Từ đó, cứ tới cuối năm cũ đầu năm mới, người ta lại dán câu đối màu đỏ ở cửa, treo đèn lồng đỏ, đốt pháo, đốt củi trong sân, dùng dao chặt thịt làm phát ra âm thanh và làm cho trong nhà rực lên màu đỏ. Đó cũng là nguồn gốc việc cổ nhân đốt pháo trong ngày tết.

Bởi vì sau khi đốt pháo, con quái vật đã rời đi nên cổ nhân tin rằng đốt pháo cũng là để xua đuổi những điều xui xẻo, không thuận lợi, đón chờ một năm mới nhiều may mắn hơn, bình an hơn.

Ngoài ra đốt pháo cũng là một cách dự đoán tương lai. Nhà ai đốt pháo không nổ phải châm lại hai ba lần, hay pháo nổ rời rạc thì năm đó làm ăn không thuận lợi. Đám cưới mà đốt pháo không nổ cũng là một điềm xui.

Trong lễ mừng thọ, mừng thăng quan, mừng sinh con trai, mừng tân gia, người ta đốt pháo khi cử hành lễ gia tiên, và khi có những quan khách sang trọng đến. Trong ngày Tết, người ta đốt pháo lúc giao thừa và sau đó là suốt ba ngày Tết. Khi đến nhà ai chúc Tết, khi vào cổng, khách cũng có thể đốt một phong pháo để chúc mừng.

Người Ý cũng bị mê hoặc với pháo bông kể từ khi nhà thám hiểm Marco Polo mang pháo nổ từ Phương Đông trở về vào năm 1292. Vào thời kì Phục hưng ở châu Âu (1400 -1500), người Ý là những người Châu Âu đầu tiên phát triển, tạo ra thêm nhiều màu sắc cho pháo, cải tiến kĩ thuật bắn pháo, giúp pháo bông phát triển thành pháo hoa.

Người Anh cũng bị cuốn hút với pháo hoa. Pháo hoa đã trở nên rất phổ biến ở Vương quốc Anh dưới thời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth I. Thậm chí Nữ hoàng yêu thích pháo hoa đến độ đặt cho nó một tước hiệu mới là “Ngọn đuốc của nước Anh” (Fire Master of England).

Hoàng đế James Đệ Nhị cũng tự phong tước vị đó cho mình vì ông rất hài lòng với những tràng pháo hoa trong ngày kỷ niệm lễ đăng quang.

EmojiEmoji

Tết người Bắc ở Sài Gòn xưa

Trịnh Bách

.Ngoài phố…

Không khí Tết ở Sài Gòn hồi đó bắt đầu được cảm thấy từ sau Giáng Sinh. Những sạp bán đồ Giáng Sinh dọc các đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ thật ra vẫn ngồi nguyên chỗ và chỉ thay đổi thiệp mừng Giáng Sinh sang thiệp chúc Tết mà thôi. Không khí hội hè “bắc qua” này kéo dài cho đến gần Tết, khi những khu vực bán hàng Tết thật sự được tổ chức.

Ngoài đường, khu vực trước chợ Tết Bến Thành, Sài Gòn những năm 1960

Hai khu vực vui nhất là chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ và khu vực chợ Bến Thành. Người Sài Gòn hồi đó chỉ chuộng có vài loại hoa có truyền thống lâu đời cho ngày Tết mà thôi. Và các chủng loại cũng đơn giản, vì các loại hoa hợp với khí hậu miền Nam cũng không nhiều lắm. Đứng đầu luôn là mai vàng. Sau đó là các loại cúc như đại đóa, vạn thọ, rồi thược dược các mầu, mào gà, phong lan, địa lan… Dĩ nhiên cũng còn vài loại khác nhưng số lượng rất ít. Cây trái thì nổi bật và chính thống nhất vẫn là quất (tắc). Hoa Đà Lạt chuyển về cũng phần nhiều là phong lan, cúc, thược dược, đồng tiền và họa hoằn một ít mâm xôi và phù dung. Hoa cắm cành ngày đầu Xuân thì có lay-ơn, hoa hồng. Cũng từ Đà Lạt về nhưng các chủng loại hoa hồng hồi đó còn hơi nghèo nàn.

Chợ hoa Tết đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn những năm 1960

Dân chơi Sài Gòn hồi những năm đầu của thập niên 1960 vẫn còn chơi trội bằng cách ra bãi biển Thủy Triều gần Cam Ranh để tìm cành mai rừng, cũng tương tự như lên Sapa tìm cành đào thế ở ngoài Bắc. Dọc bãi biển Thủy Triều trước đây là hàng cây số rừng mai vàng hoang dã rất đẹp. Thường người ta đốn nguyên cây đem về cắm mấy ngày Tết. Những người hiếu cổ thì vào Chợ Lớn tìm mua mấy giò thủy tiên. Hồi đó người ta chơi rễ cây thiết mộc lan chứ không ai chơi rễ thủy tiên. Thủy tiên chỉ chơi hoa, đơn hoặc kép. Những cái thú chơi thủy tiên là gọt, hãm và thúc. Mẹ tôi chăm sóc thủy tiên với sự trìu mến đặc biệt. Trước hết là phải chọn giò có số củ và hình dáng chuẩn. Sau đó gọt củ để lá và chồi hoa sẽ mọc ra theo những dạng, thế mình muốn, thí dụ như long, ly, quy, phụng, v.v. Và phải biết thúc hay hãm để kiểm soát thời điểm hoa nở theo đúng ý mình, tốt nhất là ngay (bỏ chữ sau) giờ Giao thừa.

Chợ dưa hấu Tết, Sài Gòn những năm 1960

Bán bóng bay ở chợ Tết Bến Thành, những năm 1960

Những ngày giáp Tết người ta dựng rạp bao quanh hai mặt phía công Trường Quách Thị Trang và đường Phan Bội Châu của chợ Bến Thành để bán hàng Tết. Đèn đuốc sáng trưng, trai thanh gái lịch dập dìu. Nhiều nhất là bánh, kẹo, rượu; và nhất là mứt các loại và hạt dưa. Hàng Tết ở đây phần nhiều là hàng sản xuất trong nước, thí dụ như khô nai, khô cá thiều Phú Quốc; rượu dâu, rượu Mận Đà Lạt; trái cây Lái Thiêu; bột gạo lức Bích Chi… Mỗi cửa hàng bắc loa với công suất cực mạnh để lấn át hàng xóm. Ồn ào nhất bao giờ cũng là quầy bán thuốc đánh răng hiệu anh Bẩy Chà Hynos. Những câu rao hàng thường ngộ nghĩnh, như của quầy bán vải: “Trăm ba pô-pơ-lin, trăm sáu pô-pơ-lin, một trăm ba bán sáu chục”. Hay khi hàng đồ chơi ồn ào: “Xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó chơi, em nhỏ nó mừng”, thì quầy dưa hấu bên cạnh tiếp luôn: “Xanh xanh, đỏ đỏ em nhỏ nó ăn, em nhỏ nó cười đi”.Những ngày giáp Tết, khu vực đường Nguyễn Huệ, trước cửa Nhà hát lớn (hồi đó vẫn còn là nhà Quốc hội).

… và trong nhà

Nhưng cảm giác Tết thật sự bắt đầu khi người ta bắt đầu mua, trữ thực phẩm và vật dụng cho những ngày Tết. Từ khoảng rằm tháng Chạp trở đi mẹ tôi bắt đầu tích trữ các thực phẩm khô như măng lưỡi lợn, bóng cá, gạo nếp nấu bánh chưng, đường làm mứt… Các loại rau, lá xanh như cải bẹ muối dưa, hành củ, hành lá, kiệu… thường được mua ở chợ Cầu Muối. Thịt thà các loại thì phải ra chợ Ông Tạ. Chợ này cũng là nơi cung cấp thịt cầy tơ, cả sống lẫn chín, cho dân nhậu gốc Bắc ở Sài Gòn. Thật thú vị khi được theo mẹ và mấy chị giúp việc đi chợ Cầu Muối ban đêm. Mùi ung ủng của hành, kiệu để muối dưa ở những chợ đầu mối bán rau như thế này và những ánh đèn vàng bóng tròn, khi hồi tưởng lại trở nên rất ấm áp, rất Tết đối với tôi. Hồi đó Sài Gòn hãy còn nhiều xích lô máy. Loại xe này to hơn và chở được nhiều hơn xích lô đạp. Một chuyến xích lô máy lạch bạch có thể chở tất cả rau trái cho một cái Tết của mẹ tôi.

Xích lô máy

Bắt đầu từ Tết ông Táo thì mọi chuyện trở nên cấp bách. Đây là ngày mẹ tôi bắt đầu làm các loại mứt. Đối với những người còn sót lại từ nền văn hóa bà Phủ, bác Phán cổ xưa thì các thức ăn, món cỗ ngoài hương vị còn phải tỏa ra được nét tinh tế, thanh tao. Mứt không những ngon, mà còn phải trông đẹp mắt. Mẹ tôi lúc nào cũng trung thành với những loại mứt cổ truyền, mà quay đi quẩn lại cũng chỉ có các loại khoai, sen, gừng, bí, chanh, quất. Không hiểu tại sao mứt cà chua cũng lọt được vào danh sách này.

Loại mứt phổ thông và dân giã nhất thời đó là mứt khoai lang ruột nghệ, thì không hiểu sao nay đã hoàn toàn biến mất ở Việt Nam. Khoai lang thái lát bán nguyệt, ngâm qua với nước vôi trong đã được gạn thật kỹ. Sau đó rửa xả nước vôi, luộc sơ rồi để ráo trước khi xào đường trên lửa nhỏ. Đảo đều tay đến khi khoai khô để đường có thể đóng thành lớp bột trắng, mỏng trên khoai là được. Làm như thế lượng đường ngấm vào khoai bị hạn chế, mứt khoai sẽ khô nhưng mềm và ngọt dịu. Muốn làm mứt khoai ướt, gọi là mứt khoai châu, thì nhỏ một, hai giọt chanh vào đường. Chỉ thế thôi mà khoai sẽ thấm đường nhưng không thể khô được, dù có xào thật lâu. Hiện ở Huế cũng còn có vài nơi bán loại mứt khoai lang gọi là khoai ngào gừng. Nhưng thường vì làm lối hàng chợ nên thô, và đường vón cục rất ngấy. Mứt khoai trắng ở chợ Bến Thành ngày nay không khử vôi nên đường thấm nhiều quá thành ra ngọt chát và không mềm dẻo. Chán nhất là loại khoai phơi khô được gọi là mứt khoai dẻo ngoài thị trường ngày nay.
Mua mứt Tết

Gần Tết nữa là bắt đầu việc biếu xén. Các hộp mứt, chai rượu đi vòng vo rồi nhiều khi cuối cùng lại quay về chủ ban đầu. Ngoài những món đồ truyền thống, thường tình, nhiều người muốn khoe sang thì ra đường Hàm Nghi, nhưng chắc ăn nhất là vào Chợ Lớn, mua đồ kiểu cách như vịt khô ép mỏng như cái đĩa và lạp xường ngũ vị, bát vị, v.v. Tất cả đều được tẩm rượu mai quế lộ. Các loại rượu quý, rượu vang của Âu, Mỹ hay các loại rượu Trung Hoa cổ (như Trúc Diệp Thanh Tửu, Hoàng Hoa, Ngũ Gia Bì…) đều được coi trọng. Nhưng những người theo lối xưa như bố mẹ tôi lại thích biếu họ hàng, bè bạn các loại sản phẩm do chính tay mình tạo ra. Thông thường nhất là bánh chưng, hơi lạc loài trong rừng bánh tét.

Vì lý do thời tiết, nên phải đợi thật muộn, thường là ngày 28 Âm lịch, mới nấu bánh chưng để bánh còn ăn được trong ngày Tết, vì nếu bỏ tủ lạnh sẽ bị lại gạo. Riêng lá dong gói bánh bán nhiều nhất ở chợ Ông Tạ. Mấy loại giò (chả lụa) cũng hay được nấu ghém vào nồi bánh chưng. Và ngày gói bánh chưng là lúc Tết hơn Tết đối với bọn trẻ chúng tôi. Bắt đầu từ hôm nay mọi việc xem như xả láng. Các trường học, sau các hoạt động tất niên kéo dài cả tuần lễ, đã nghỉ Tết. Quần áo giầy dép mới đã được may, đóng và háo hức đợi được chính thức cắt chỉ. Mấy hôm này chỉ lo lượn chợ hoa, chợ Tết. Bạn bè kéo đến chung vui với nồi bánh chưng. Lúc lửa lò nấu bánh bắt đầu được thổi lên là vài thứ hạt dưa, mứt Tết được đem ra cho chúng tôi, các “thợ” trông nồi bánh thử trước. Rồi trong khi trông nồi bánh, thường là qua đêm, các loại bài bạc được chơi tự do. Tổ tôm, mạt chược dành riêng cho người lớn. Còn các loại bài như bất, đố mười, tam cúc, tôm cua cò cá (bầu cua cá cọp); hay bài Tây “các tê” thì của mọi lứa tuổi, và từ bấy giờ sẽ luôn hiện diện cho đến cái lúc buồn thảm nhất trong năm là tối mồng Ba Tết.

Một số cây bài bất (bên trái)

Cây bài bất giống y như bài tổ tôm nhưng nhỏ hơn, và mỗi loại chỉ có một quân bài. Ngoài các hàng văn, sách, vạn như tổ tôm, cỗ bài bất còn thêm hàng sừng, tức là sò, với cây bài ông cụ là quân nhất sừng. Khi chơi thì có một nhà cái gọi là trương, hay trang, chọi với từng nhà con, và tất cả các nhà con gọi chung là làng. Cỗ bất được để úp trên một đĩa nhỏ để mọi người rút theo lượt, mỗi lần một lá bài. Tổng số các quân bài rút, được quyết định tùy hỷ, được cộng điểm thành 10 là tốt nhất. Trên 10 thì bị loại, gọi là bị bất. Nếu cùng điểm thì so hơn thua theo hàng: sừng cao nhất, sau đó theo thứ tự là vạn, sách và thấp nhất là văn. Khi tất cả đã rút đủ bài, nhà cái (trương) so sánh hơn thua với từng nhà để thu hay chi tiền.

Đố mười cũng dùng cỗ bài bất. Mỗi người chơi được rút hay chia lần theo vòng 3 cây bài. Tổng số cộng lại nếu trên 10 sẽ trừ đi 10 làm số thành. Điểm 10 là cao nhất. Nếu cùng điểm thì cũng lại so sánh hơn thua theo hàng. Ai cao điểm nhất sẽ thắng số tiền tất cả người chơi chung vào mỗi ván. Đố mười hơi giống bài cào 3 lá đánh bằng bài Tây. Nói chung thì các lối chơi bài ngày xưa hiền, nhẹ nhàng và ít sát phạt hơn so với các dạng bài bạc bây giờ.

Đêm Giao thừa

Đêm 30 là lúc Tết nhất của Tết. Càng gần giờ Giao thừa thì mọi người càng trở nên nghiêm túc hơn, “hiền” hơn. Bố mẹ tôi tự nhiên có vẻ nghiêm trang, nhưng nhã nhặn hơn ngày thường. Bàn thờ Giao thừa và bàn thờ gia tiên đã sẵn sàng. Bố tôi vẫn giữ được đôi tranh Thần Đồ, Uất Lũy cũ đem ra treo hai bên cửa ra vào dưới nhà, từ tối 30 Tết mỗi năm. Người Bắc xưa ngày Tết treo cặp tranh Thần Đồ, Uất Lũy hay đôi tranh Tử Vi, Huỳnh Đàn để trấn trước nhà, chứ không treo tranh Trình Giảo Kim, Uất Trì Cung như người Hoa. Cũng có năm bố tôi trổ tài vẽ và giảng giải về ba vuông bẩy tròn và cung tên bằng vôi cho chúng tôi. Vì sân trước nhỏ, nên việc này đành phải thực hiện ở sân sau nhà.

Cặp tranh Tử Vi-Huỳnh Đàn treo trước cửa (tranh Hàng Trống)

Rồi Giao thừa đến. Trên radio, và sau này cả trên truyền hình, bài Ly Rượu Mừng vang lên. Hương khói nghi ngút. Mẹ tôi trở nên nghiêm trang, thành kính tối đa trong mỗi cử chỉ. Phấn son, nhưng mẹ vẫn mặc áo dài của năm cũ khi cúng Giao thừa. Những kiêng cữ như tránh quét nhà, to tiếng, nói dối… bắt đầu được tuân thủ. Trang nghiêm là đúng, vì đối với các thế hệ cũ thì cho đến lúc ấy mọi sự tin tưởng và kiêng cữ vẫn còn là hơi thở.

Theo phong tục cổ của người mình, thời khắc Giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất của năm. Lúc trừ tịch này trên không trung phải tuyệt đối tĩnh lặng để các thần năm cũ giao tiếp các thần năm mới. Trong khi đó dưới đất phải đốt pháo, đánh trống chiêng, xoong, nồi các thứ thật ồn ào để xua đuổi ma quỷ nhân đêm tối nhất của năm, khi mọi thổ, trạch thần đều vắng mặt, mà xâm nhập làm hại thế gian. Sai nguyên tắc này sẽ không bao giờ đạt được quốc thái dân an trong năm mới.

Lúc mọi nhà cúng Giao thừa và gia tiên xong, ở những năm được đốt pháo, pháo bắt đầu rền. Các bánh pháo Điện Quang, Toàn Hồng nổ giòn vang xa gần. Mỗi đoạn khoảng 20cm pháo con lại chen một cái pháo đại. Văn hóa đốt pháo của giới trẻ hồi đó bây giờ nghĩ lại thấy lành lắm. Nghịch nhất cũng chỉ là úp ống lon sữa bò lên pháo rời nhặt được rồi đốt cho lon bay lên. Dĩ nhiên cũng có những trường hợp rắn mắt hơn, nhưng cố ý làm đau người khác thì rất họa hoằn. Thật ra lũ chó mèo là bọn oán hờn pháo nhất. Các tràng pháo có khi dài từ lầu ba xuống đất, hoặc có khi dài hơn. Mùi khói pháo thật tuyệt vời và rất ‘sạch”.

Bên chậu thiết mộc lan ngày Tết (1972)

Sau đó bố mẹ tôi đi lễ Giao thừa. Hướng xuất hành đã được bố tôi tra xét kỹ từ lịch Tam Tông Miếu. Cũng có năm các cụ đi lễ Lăng Ông, nhưng thường là đền đức Thánh Trần. Sau này tôi mới biết là do hướng xuất hành của tùy năm. Giao thừa và ngày Tết bố mẹ tôi thường không đi lễ chùa, mà để dành đến Rầm tháng Giêng. Người Bắc ở Sài Gòn thủa ấy hay đi chùa Vạn Thọ. Đây là một ngôi chùa nhỏ ấm cúng bên bờ nước, hình như ở Tân Định. Chỉ có một vài năm bọn trẻ chúng tôi theo bố mẹ đi lễ tối 30 Tết, còn thì vừa bị khích động vì pháo, vừa còn say khói pháo nên hay ở nhà đánh bài, ăn mứt, cắn hạt dưa. Ở các đình, đền đầu năm cũng có khi có hát bội, mà hồi còn bé tôi rất sợ. Lại có nhiều người đi rao “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Hành khất thì vô số kể. Khói hương nghi ngút và người đông đến ngộp thở. Tiếng lắc thẻ xin xăm vang khắp nơi. Khách đi lễ ai cũng tỏ ra vui vẻ, hòa nhã. Nhưng các ông bà bán hàng đầu năm như vôi, muối, cành lộc, hoa quả, bánh mứt, giò chả, bánh chưng, bánh tét…, thì đon đả một cách rất Tết.

Lúc trở về bao giờ bố mẹ tôi cũng có một cành lộc, mà chẳng hiểu tại sao năm nào cũng là một đọt trúc đằng ngà. Vì ỷ là người được mời đi xông đất đầu năm rất nhiều, nên bao giờ bố tôi cũng tự xông đất. Một bánh pháo nhỏ lại được khai hỏa. Sau đó cả nhà quây quần ăn nhẹ một ít bánh mứt và đánh bài. Lúc này bố mẹ tôi mừng tuổi (lì xì) các con. Mỗi đứa được một phong bao, trên đó bố tôi viết sẵn rất đẹp tên từng người, và, bằng cả chữ Việt lẫn chữ Nho, dòng chữ “nhất bản vạn lợi”. Dù lúc đó xã hội hoàn toàn theo nền giáo dục tân học mang nhiều ảnh hưởng phương Tây, nhưng chúng tôi luôn thấy cảm động, và luôn trân trọng những phong tục truyền thống đẹp đẽ này.

Mồng Một Tết

Sáng sớm mồng Một Tết được bắt đầu bằng tràng pháo đón vị khách đầu tiên của năm mới. Quần áo mới được mọi người đem ra diện. Với bọn nhỏ chúng tôi thì câu vui như Tết chỉ cảm thấy được đêm 30 và sáng mồng Một mà thôi, vì những người họ hàng và bạn bè thân thiết nhất của bố mẹ tôi đều đến chúc Tết vào buổi sáng này, và họ là những khách sộp lì xì hậu hĩ nhất. Doanh thu của tất cả thời giờ còn lại của mấy ngày Tết sau đó thường không bằng một phần ba buổi sáng mồng Một. Sau khi tiếp các vị khách này, bố tôi đi chúc Tết họ hàng bè bạn, trong khi mẹ tôi ở nhà tiếp khách. Đến gần trưa bố tôi về, và lúc đó các họ hàng và bè bạn chí thân của gia đình đã có mặt đông đủ để dùng bữa đầu năm với chúng tôi.

Có một cái lệ đặc biệt mà những người thuộc giòng dõi khoa bảng cũ miền Bắc ở Sài Gòn vẫn còn giữ cho đến mãi sau này, là khi đã họp mặt đông đủ ngày mồng Một Tết, người ta dở tấm Thăng quan đồ ra để chơi cờ Thăng quan, loại giải trí phổ thông nhất của giới nho sỹ, khoa bảng từ ngàn xưa, để xem vận mệnh công danh trong năm mới. Cụ Ngô Tất Tố có lẽ đã bỏ quên món này trong tác phẩm Lều Chõng.

Một bản cờ thăng quan

Bản thăng quan đồ này to bằng một mặt bàn nhỏ. Sang thì bằng gỗ sơn son thếp vàng có thể gập đôi lại được. Thường thì in trên vải hay giấy. Trên đó chia thành nhiều ô ghi cấp bậc của hệ thống quan chế triều đình ngày xưa, từ thấp nhất là Hàn lâm Đãi chiếu (tòng cửu phẩm văn giai) cho đến cao nhất là Thái tử Thái bảo (trên nhất phẩm, đầu triều). Mỗi người chơi nhận quân của mình rồi gieo xúc sắc (xí ngầu) mà đi. Chung quanh ô của mỗi cấp bậc đều có các ô mà sa vào đấy sẽ được thăng, hay bị giáng, phạt thế nào. Ai đạt đến Thái tử Thái bảo trước hết cả là thắng. Bản bố tôi giữ được không phải thuộc hệ thống triều Lê, mà từ thời Tự Đức. Cờ Thăng Quan hồi đó đã được dịch ra chữ Quốc ngữ, và trong Sài Gòn hồi ấy có thể mua ở các tiệm tạp hóa của người Bắc ở chợ Ông Tạ. Hình như bàn cờ Thăng Quan bố tôi có hồi ấy chỉ có văn ban chứ không có võ ban. Năm 1992 tôi có mua được một bản Thăng quan đồ in trên giấy từ một cửa hàng tạp hóa ở Cửu Long, Hong Kong. Nhưng bản đó lại theo quan chế Minh triều, Trung Quốc, và cũng chỉ có văn ban.

Rồi cỗ bàn lúc nào cũng sẵn sàng, một phần nhờ ơn cái tủ lạnh. Ngoài những món truyền thống cố hữu của ngày Tết như bóng, chân giò ninh măng, thang cuốn, giò chả, bánh chưng, hành kiệu, thịt thà…, vì tổ tiên họ Trịnh chúng tôi ngày xưa xuất phát từ Thanh Hóa nên mẹ tôi còn được các cụ truyền cho vài món cỗ Tết đặc biệt của vương thất xứ Thanh xưa, như sơn hào hải vị thang, nộm sứa khô bát vị, v.v. Đây là những món dùng nguyên liệu khô có thể nấu được trong những ngày Tết không có họp chợ. Nguyên liệu nấu những món này như gân nai, hải sâm trắng, giò lụa lợn rừng, sứa khô, vẫn còn mua được ở Sài Gòn thủa ấy. Những món đơn giản hơn là nem ngang, giò lòng.

Nem ngang hơi giống như nem Phùng hay nem bì của các vùng Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình. Thịt lợn thật tươi cắt miếng vừa phải, luộc hơi tái bên ngoài, nêm với ít nước mắm, thấm thật khô, thái nhỏ, rồi băm dập đi bằng sống dao. Bì lợn thái sợi với lượng nhiều nhất là bằng lượng thịt. Mỡ giắt luộc thái nhỏ hạt lựu. Thính giã thô. Tất cả trộn đều rồi nắm thật chặt lại bằng nắm tay. Nem ngang bao lót bằng lá ổi chứ không dùng đinh lăng như ở vài nơi khác. Sau đó gói bằng lá chuối đã rửa thật sạch, lau và phơi khô thật kỹ rồi buộc lại. Khác với nem bì nấu chín ăn ngay của Nam Định, nem ngang Thanh Hóa phải đợi ít nhất ba ngày cho chín, nghĩa là hơi chua, mới dùng. Ngon nhất là cuốn bánh tráng với rau diếp, húng, thơm, mùi (ngò) cho thật chặt, rồi thái khúc. Khi ăn chấm nước mắm ngon pha tỏi ớt.

Làm giò lòng thì lòng lợn, khấu đuôi, bao tử cắt mở dọc ra thành lá cắt khúc, và bì heo đã bỏ sạch mỡ thái nhỏ, với chút nước mắm, hạt tiêu, rồi để ráo. Nấu bì heo cho đến khi thành hồ, giống như làm thịt đông. Trộn lòng, bao tử đã sửa soạn sẵn như trên và ít hạt tiêu vào nấu nhừ. Rồi để ráo, cho vào hồ bì trộn kỹ và gói lá chuối cho thật chặt. Sau đó luộc chín trở lại. Một phiên bản khác là trộn các thứ lòng, bao tử đã sửa soạn như trên đã hầm kỹ, để ráo và ít hạt tiêu vào nửa phân lượng giò sống đã nêm. Gói thật chặt, buộc kỹ rồi luộc chín như luộc giò bình thường. Thử tưởng tượng ngày xưa khi chưa có tủ lạnh, nếu không có không khí lạnh giá của miền Bắc thì loại giò này có thể giữ được bao lâu. Và hồi ấy người ta vẫn còn dùng hàn the mà chưa biết sợ.

Chiều mồng Một bố mẹ tôi bắt đầu cùng nhau đi chúc Tết họ hàng, bè bạn. Chúng tôi ở nhà tiếp khách để nhận lì xì. Bắt đầu từ chiều hôm nay cho đến chiều ngày mồng Ba Tết, đường phố bắt đầu có nhiều người hơn. Các nhóm Sơn Đông mãi võ lưu động, phần nhiều là người Hoa, đi múa lân và biểu diễn võ thuật kiếm tiền thưởng khắp thành phố. Chiêng trống inh ỏi. Người Sài Gòn múa lân (không phải sư tử) vào dịp Tết Nguyên Đán chứ không phải Trung Thu như ở Huế và ngoài Bắc. Tối ba ngày Tết nhiều đình, đền ở Sài Gòn và các vùng phụ cận có tổ chức hát bội. Vẫn ăn uống, bài bạc, nhưng bắt đầu từ tối mồng Một Tết, không khí thiêng liêng của ngày Tết đã bắt đầu nhạt.

Từ mồng Hai Tết

Sang đến ngày mồng Hai Tết thì câu “ngày vui qua mau” đã bắt đầu được cảm thấy. Vẫn có khách đến chúc Tết, ăn uống, bài bạc, nhưng sự háo hức không còn nữa.

Mồng Ba Tết bắt đầu phải ăn bánh chưng rán. Khách chờ đến ngày hôm nay mới đến chúc Tết có vẻ hơi thẹn, gượng gạo. Chủ nhà vẫn niềm nở nhưng quần áo, thái độ không còn được chăm chút như hai ngày đầu. Bọn trẻ thì tên nào mặt mũi cũng buồn rười rượi. Đến sau khi mẹ tôi hóa vàng tối mồng Ba thì tiếng Tết gần như bị tránh nhắc đến, mặc dù các hội hè nhiều nơi vẫn được tổ chức cho đến Rằm tháng Giêng. Để ý kỹ thì dường như thường thường tối hôm mồng Ba bố mẹ tôi không giấu được nét mệt mỏi và tiếng thở dài nhẹ nhõm, có lẽ vì đã thoát được ba ngày giữ gìn, kiêng cữ và đóng bộ hết mức. Chưa kể đến sự tiêu pha đến xót ruột và công sức bỏ ra trong cả tháng trời trước đó.

EmojiEmoji

Cảm tưởng về Tết trong Nam

Vương Hồng Sển thuộc thế hệ sinh ra khi người Pháp đã hiện diện và Nhà Nguyễn chấp nhận Bảo Hộ. Sống suốt thế kỷ 20 trên đất Nam kỳ, chứng kiến bao thăng trầm và trải qua bao chế độ, họ Vương ghi lại những đổi thay trong tập tục của dân Việt. Bằng lối văn ý nhị pha hài hước cùng hoài niệm, họ Vương đem người đọc về với Tết Bính Ngọ 1966 và Tết Đinh Mùi 1967. Đọc cụ Vương, là đọc một giọng văn chơn chất với kiến văn rộng và quan sát tinh tế. [Trần Vũ]


Vương Hồng Sển

Tuy cùng một gốc nhưng nước Việt ta, Bắc-Nam-Trung, vẫn thưởng Tết không đâu giống với đâu: Tết trong Nam mộc-mạc sơ sài, không như Tết miền Trung và ngoài Bắc, trước đây giữ nhiều lễ phép và kiêng-cữ. Tuy không lạnh lẽo đến có tuyết rơi giá phủ, nhưng Trung và Bắc, có đủ xuân-hạ thu-đông bốn mùa phân biệt: Các thi ông ngoài nớ hơn chúng tôi ở trong Nam vì được thưởng Xuân trọn vẹn, khi chén rượu ấm lòng, khi câu thơ phấn khởi, khi nhắp chén trà hương đượm… và ngoài ấy mới thấy chiếc áo ngự hàn bằng dạ bằng nhung có mãnh lực làm tăng giá-trị con người và cũng làm khổ con người bằng cách bắt buộc mọi người phải tùy theo túi tiền, săn-sóc và chạy theo từ cái «ăn no mặc ấm». Nhưng đã là «ăn Tết» đúng theo ý-nghĩa tục-lệ ông bà để lại, thì đâu đâu cũng như nhau, dùng dịp Tết nhứt để mừng đoàn-tụ gia-đình, tưởng-niệm cúng vái tổ-tiên đã khuất, há đợi gì: «Xuân từ trong ấy mới ban ra» ?

Mấy chục năm nay, chiến tranh không dứt, nhơn-tâm suy bại, khiến nên cái Tết đã thay đổi rất nhiều và trở nên tạm bợ, ai ai cũng có ý-nghĩ «chờ hết giặc sẽ ăn Tết lớn»… chớ trước kia, trước năm đảo-chánh 1945, miền Nam dật lạc thái bình, tiền rừng bạc biển, ngày Xuân đối với con dân làm ruộng, quả là những ngày xả hơi và phải thừa dịp ấy, ăn chơi cho thỏa phỉ chí. Thời-tiết trong Nam luôn luôn có tiếng là khoan-hậu: nóng đều đều, tuy không cho phép nhà giàu mượn dịp tra mãi bộ đồ dạ ấm đắt tiền, nhưng sức nóng mặt trời trong Nam không bao giờ đến cháy da phỏng trán, và ấm áp dễ chịu quanh năm. Tự cổ chí kim, chưa nghe có nạn chết rét vì thiếu y-phục, hoặc chết đói vì thiếu cơm. Bẻ cây cần trúc tạm, ra ruộng đứng nhắp chơi cũng có cá tươi kho đầy mẻ, đến ăn không hết. Còn nói chi làm siêng ra đồng quơ bậy bạ cũng đủ nấu nồi canh rau nhẹ lòng. Thiết-tưởng miền Nam từ Ðồng-Nai đến vùng Cà-Mau, trước đây, trước khi bị nạn tranh-giành cấu xé như nay, quả là một Phật-địa, cảnh thiên-đường, cảnh cực-lạc giữa chốn trần-gian. Thuở ấy trong Nam lúa thóc đầy đồng, cá tôm đầy dẫy, có đâu như ngày nay tuy đồng sống chung trên ruộng vườn màu mỡ, mà phải ăn gạo viện trợ và ăn thịt heo ướp lạnh chở từ phương xa đem lại. Còn đâu cái cảnh cũ, tôm tép ăn không hết đến phải phơi làm «phân tôm» xa xí để dành bón trái dưa hấu ngọt lịm của bãi biển Bạc-Liêu hay dưa đất giồng Xoài-Cả-Nả (Sóc-Trăng) ? Ngày xưa dân Miền Nam không bao giờ thiếu ăn, không cần nhờ nhõi nước ngoài và hưởng nhiều Tết thú vị. Ngày nay Tết không cánh đã bay về đâu mất dạng và mỗi lần gió Xuân phất mặt, dường như đã làm cho mình thêm tê-tái cõi lòng.

Mấy chục năm về trước, Miền Nam gồm toàn người củi lụt làm ăn, đầu tắt mặt tối, quanh năm chơn lấm tay bùn, lặn lội eo sèo trong sình lầy nước thúi, chỉ có mỗi lần Tết đến mới có dịp nhớ đến ngôi nhà đang ở và ra công quét tước dọn dẹp từ trên trang thờ đến bếp núc ông Táo ông Vôi, một năm chỉ có một lần ấy mà thôi. Nhà nào có vườn có sân thì đốn tre trồng nêu để nhắc lại cổ-tục chầu xưa, nhà nào ở chợ búa phố xá hẹp hòi thì cũng treo cờ trước cửa cho gió bay mấp máy thấy đủ vui mắt, nhưng nhà nhà bất luận sang hèn, dẫu ọp ẹp bằng tre lợp lá chằm lá khíu, cũng có đôi liễn mới dán đỏ cột và trên bàn thờ tổ tiên sao sao cũng có lộc-bình, quả-tử, nhứt là phải có bộ lư đồng và cặp chưn đèn thau o-bế chùi bóng nhoáng rất nên thơ. Nhớ đến phong-tục chùi lư mà tiếc hối buổi xuân thời: lúc nào còn bé thơ, mãi sợ nạn chùi lư vì mỏi tay thêm mất dịp đi xin bánh và đi lượm pháo tịt ngòi. Nay đã khôn già thì người lớn đã khuất hết, tiếc cho mình nay không còn cha mẹ để được bắt chùi lư! Phong-tục dán liễn Tết nay đã lui lần vào dĩ vãng.

Gẫm lại xưa các nhà làm ăn vừa phát, vẫn nhà gỗ cột tre cột cây tạp nên ba bữa Xuân phải nhờ đôi liễn đỏ che cho cột gỗ bớt xấu xí và cũng vừa để khoe trong nhà còn hiếm kẻ độc-thơ-nhân:

“Thiên tăng tuế nguyệt, nhơn tăng thọ,
Ðức mãn càn khôn, phước mãn môn“

vân vân… Ngày nay tân tiến, là tân tiến chỗ nào ? Sợ dán liễn phết hồ dơ cái mặt tiền và làm bẩn cột gạch, tường đá nhân tạo! Lại cũng còn đâu đủ tài ăn học, đọc nổi câu Hán-văn hòng thưởng thức ý-nghĩa câu đối câu liễn? Nhắc đến lư thờ mà tủi lòng: nhiều nhà khá giả có đến ba giàn giường thờ, nay không còn giữ được một. Lớp nào khi tản cư năm I945-46 đào đất chôn giấu lư xưa, khi hồi cư moi lên thì kẻ trộm nó đã moi trước lấy mất tự hồi nào, lớp lại thật thà tự tay dâng cúng cho đồng chí năm xưa tuần lễ thau đồng ái-quốc lấy đó làm súng đạn chống giặc Tây… nay nhớ ông bà muốn sắm mua lại cũng không có thợ khéo, chỉ có lư hàng chế-tạo dối trá, đồng xấu, kiểu không đẹp. Lối năm 1920, bộ lư đồng năm tấc bề cao, giá độ năm chục đồng bạc lớn, nhưng năm chục đồng bạc ấy lớn thật, có bao nhiêu ấy mua sắm lung tung và giá trị năm chục đồng bạc 1920 còn lớn hơn năm ngàn bạc ngày nay xa lắc ! Có thứ lư thau trơn dễ chùi, ở trên chóp đỉnh có đặt con lân giỡn trái châu, đứng nhe răng cười « cầu phúc », có thứ lư gồ ghề rất khó chùi cho bóng, vì lư làm theo kiểu «lư mắt tre», lư «trúc hóa lân». Lư trơn láng thì phải lựa thứ kiểu thật rôm, xứng trái xứng bề cao. Lư mắt tre thì phải lựa cho được thật hùng-vĩ, bặm trợn, cân xứng y gốc tre già cỗi đã biến hình thành con thú, con lân. Muốn chùi lư cho bóng, lọ là phải có dầu bóng hiệu Tây-u cho thêm tốn nhiều tiền. Miễn có khế chua đập giập lấy nước chua chấm với tro bếp thật mặn, chấm với «cặt bần» cọ xát thật mạnh thì bao nhiêu ten rỉ cũng sạch. Lư khéo chùi là đến khi nào bóng sáng đến ngó thấy mặt tỏ rõ, nhưng bóng lộn không chưa đủ, thuở ấy con mắt mỹ-thuật còn kén thi nhau khoe khéo khoe tài. Giỏi chùi và biết «trau lư» là nhà nào lư bóng như kiếng soi thêm toàn trên da đồng, tìm không thấy lằn gạch lằn trầy, lằn rễ tre vằn sọc. Như đã nói, nhà cửa lớp xưa, mỗi năm chỉ đổi bộ mặt mới có một lần và phải đợi năm sau mới có dịp quét dọn lau bồ hóng, quơ váng nhện lại lần nữa. «May sắm hà-rầm» và muốn có áo mới; mặc tình đến tiệm, lựa hàng đặt may. Xưa muốn cắt áo phải tra lịch lựa ngày, và trẻ nít phải đợi đến Tết mới có dịp cha mẹ may cho cái quần lãnh Bắc-Thảo hay cái áo lá liễu bằng củng-xá hay hàng lụa Tứ-Xuyên bền chắc.

Ngày nay đâu còn hạnh-phúc mừng xuân đến «không nhắm mắt được» và tục chờ mau đến Tết để được bận đồ mới ! Tượng trưng «ăn Tết» đối với trẻ con buổi ấy là mỗi lần cận Tết, đêm nào cũng nghe cô bác «đổ Tam-Hường» tiếng hột lúc lắc ngà nhảy bồng trong tô da kiểu, tiếng xu bạc khua khi chung tiền, tiếng cười giòn khi đổ được Trạng-Nguyên, Bảng Nhãn hoặc khiêm-tốn chỉ đổ «Ngũ tử phò tứ», tức là sáu hột có năm mặt chữ «Ngũ» và một mặt tứ màu hồng.

Chiều Ba Mươi cúng «vào Khem» trong Nam cũng giản-dị đơn-sơ, không quá kiêng cữ như ngoài nớ, và «vào khem» đối với dân «lục tỉnh» mấy mươi năm về trước thì thâu gọn lại như nhà mấy ông mấy thầy tức nhà quan quyền thì rước ông bà nội ngày Ba Mươi hoặc trưa hoặc chiều đều được, còn như nhà thường dân, dân dã, thì vẫn rước vào đầu hôm một lượt như nhau. Cứ từ chạng vạng tối bắt đầu phải giữ gìn cho trong nhà bình tịnh, không nên cười lớn và khi nói phải lựa lời, cử chỉ phải thanh bai lễ giáo vì hiểu rằng vào khem trong nhà có rước vong ông bà quá vãng về sống chung ba ngày Xuân nhựt với con cái, nên phải thủ lễ. Lại nữa cũng tin-tưởng, tin rằng đêm Ba Mươi rạng mồng một Tết, có ông Hành cũ và mới đến nên trong nhà nhỏ lớn đều kiêng không «động đất». Cái cổ-tục «hai nhà bàn giao việc đã qua và sắp đến, ông Hành giao việc» đã phai mờ trong trí óc mộc mạc dân Nam, có họa chăng độ mấy mươi năm trước nhớ có một tờ báo Xuân nào đó, ngạo mạn dám vẽ hình bìa ông Táo-quân cũ quần áo rách nát và khói đóng đen sì, Táo cũ chưn bước ra cửa tránh chỗ nhà trong cho vị Táo-quân mới áo mão xúng-xính đỏ loe-loét, tuy vẽ chơi làm vậy mà đã đụng chạm vào cổ-tục, và phàm đã bất kính thì lần hồi những tục xưa lệ tốt cũng khó được bảo tồn. May sao, tuy vậy, nhiều gia-giáo ngày nay còn giữ được lệ cấm nói tục-tĩu ba ngày Tết và bớt rầy la con cháu khi lầm lỗi buổi đầu Xuân, ý tốt muốn giữ là mong năm mới và suốt năm ăn nói thanh bai thì sẽ trọn năm không xúi quẩy.

Nhưng ngày nay xem cho kỹ, cái thị hiếu và cái sở cầu hai thế-hệ xưa và nay đã đổi khác, xưa quen thắp đèn dầu dĩa mỡ, nay toàn dùng điện dùng neon, cho đến thôn quê cũng một vài nơi có máy điện viện trợ chạy nghe xành-xạch, xưa kia ngày Tết là ngày tưởng niệm vong linh ông bà, con cháu thừa dịp ấy quy tụ về nhà chung để giáp một năm thấy mặt mừng nhau khỏe mạnh, nay đà đổi khác thừa dịp Tết người lớn tha hồ đi nghỉ mát, cặp tay nhơn tình đưa nhau ra bãi biển giỡn sóng hay lên non hứng gió, ông bà tổ-tiên phú mặc cho vợ con hiu quạnh cúng quảy lấy lề. Tết Bính-Ngọ đã qua, Tết Ðinh-Mùi sắp đến, cũng như bao nhiêu Tết khác nếu còn được hưởng, đều là Tết điện sáng vàng, neon sáng xanh, nhưng biết đâu chừng cái sáng sủa văn minh tân thời chỉ sáng bề ngoài để càng thêm thấy rõ nạn chiến tranh dai-dẳng không thôi, giết chóc kéo dài không dứt và trong lòng coi rẻ mạng người và sặc mùi buôn danh trục lợi chợ đen chợ đỏ hơn bao giờ cả, sao bì được những Tết cổ-lỗ năm xưa tuy thắp mỡ dầu mà trong lòng thơ thới sáng sủa hơn nay nhiều. Thậm chí tuy thắp đèn dầu mù-u hay dầu cá, có năm 1931-1935 kinh tế khẩn bách, đến vùng Mỹ-Thuận và Sa-Ðéc thắp đến dầu mỡ chuột tanh rì, nhưng vậy mà dẫu sao cũng lúa gạo chứa đầy mái đầy thùng, cá mắm cả lu, và Tết đến lại có dịp vặn máy hát thức xem đèn dầu, tim bằng cỏ bấc trổ bông báo điềm lành và nhờ đêm thanh tịnh không tiếng súng nổ mà cũng không tiếng máy bay rầm rầm, nên cổ-nhân canh chừng mới biết được «con thú gì ra đời»: gà gáy đem lại thăng bình hay chuột túc con bày điềm sang năm sung túc. Mỗi dịp Tết đến, dẹp đèn chong leo lét, lấy trong tủ cây đèn họng ba mươi Huê-Kỳ ra thắp, hy vọng sang năm mới trong nhà trong cửa sáng suốt hơn năm rồi có đâu như ngày nay tuy đã vượt xa cái cảnh tối tăm cũ, nhưng dẫu nhà sáng hơn thật nhưng nhiều gia-đình vẫn nội tâm bê bối còn rối rắm hơn bao giờ. Và mãi bao giờ còn ruồng xét ráp bố, bắt bớ, đánh qua càn lại, thì đâu có yên-ổn cho dân cư làm ăn vui Tết: thà sống âm thầm như buổi trước mà nhẹ lòng đỡ lo hơn.

Ngày xưa trông mau đến Tết đặng về quê thăm nhà. Ngày nay đường sá bế tắc thêm bị lụt bị đào, thôn xã bất an, còn đâu cảnh từ hai mươi lăm hai sáu Tết, nôn nao nhộn nhịp băng đường, kẻ ở Lục-Tỉnh trồi đầu về Sài-Gòn, kẻ ở Kinh thành lại hơ hải lội về quê ăn Tết! Ngày xưa bên Trung-quốc tải qua đây hoa-quả đặc-biệt: trái hồng khô hai xu, trái hồng tươi và trái cam Tàu (cam Quảng-Ðông dính vỏ, cam Triều-Châu tróc lóc), mỗi trăm trái chỉ có sáu bảy đồng bạc mà ông bà thuở ấy đã le lưỡi than mắc không dám mua ăn, nay Tàu đã nhuộm đỏ, dân Nam không được phép chơi với mầy và tao ăn quả nho tươi Âu Mỹ, mỗi ký giá bạc trăm bạc ngàn và trái lê trái táo ngoại bang tuy lạ miệng nhưng vẫn nhớ cam Tàu có cái hậu thanh thanh mát đóc giọng. Bởi xưa ham uống rượu Trung-Hoa, hiệu «Ngũ-gia-bì» nên khiến dân ta say ngủ li-bì, và thích uống «Mai-quế-lộ» nên thường túy lúy nằm đo đường té lộ. Khách tân thời đua đòi theo Âu-Mỹ, có độ uống sâm-banh cổ-nhác, nay day qua chai ba góc hay chai vuông huýt-ky. Sao cho bằng uống mỹ-tửu quốc-hồn: rượu đế lậu đặt tại Thủ-Ðức với nếp đầu mùa, do các chị đàn bà Bắc tải xuống chợ Bà Chiểu và để đánh lạc mắt nhà đoan, giả bụng chữa, độn bụng thè lè, chớ kỳ thật chị mang bong bóng trâu phơi khô, trong chứa hai ba chục lít rượu nếp chánh hiệu có bọt. Xứ Cai-Lậy (Mỹ-Tho) nay đánh lung-tung – trước đây có đặt rượu đậu nành nước trắng trong khe, mùi thơm ngon ngọt có thua gì rượu Tây, rượu lục-vị, Pháp-danh là Anisette.

Ngày nay tiếng súng nổ quanh đêm suốt năm lấn át mất tiếng chày giòn quen tai cận Tết giã gạo làm bánh phồng dịp đầu Xuân và khói lửa chiến chinh đã dập tắt lửa cuối năm nấu bánh tét bánh chưng. Ngày nay muốn ăn những bánh khêu gợi Tết, đã phải nhờ quán khách làm sẵn, chớ còn đâu lửa reo vui mắt bữa chưng bánh chung quanh gia-đình đoàn tụ, ông kỹ-sư tóc hoa râm, đứng chờ bánh nói chuyện với nhà học giả quá mùa, xúm xít gần bà mẹ tuy lụm cụm nhưng không khứng bỏ tục cổ truyền. Hai ông tân nhơn vật tuy bụng chứa đầy văn minh Âu-Mỹ, nhưng trong lòng thỉnh thoảng vẫn thèm vẫn nhớ miếng bánh phồng nướng bằng lửa rơm thơm ngát, hay miếng bánh nhưn đậu giữa có cục mỡ béo bùi của đòn bánh tét gói và nấu tại gia, bánh ấy tuy xấu mặt nhưng hương-vị đặc-biệt đã đánh lui các bánh tây bánh ngoại-quốc dồn vào kẹt tủ buổi Tân Xuân.

Ngày nay Miền Nam càng tiến hóa bao nhiêu càng đi xa lần và lãng quên những phong-tục cũ, độ nào phải chờ Tết đến mới có dịp cho trẻ con thấy đồng xu đỏ au và bạc cắc phong gói trong tờ giấy làm gói «lì xì» tân niên. Ðược vài ba gói trẻ đã mừng húm, nhờ vậy mà con nít chóng lớn và người lớn thấy vậy cũng phấn-khởi thấy đời thêm vui. Ngày nay đổi đời, trẻ con đi học đã có bạc ngàn bỏ túi, và thử cho trẻ một tờ giấy bạc năm trăm, chưa thấy nó mừng bằng lớp trước đây, được thưởng nửa đồng bạc đã cắp ca cắp củm để dành và đó là sưu-tập-phẩm cà-rô-bi (roupie) hiếm có.

Mấy năm gần đây có tục-lệ đầu năm đi xin xăm nơi miếu Tả-Quân trong Gia-Ðịnh, báo hại các bà di-cư ham hái lộc như thuở nào ở ngoài kia, báo hại kiểng cây kiểng gốc trong Lăng trụi lủi lá cành. Xin lộc là một phong-tục cổ kính của xứ có hoa đào hoa hồng hoa thủy tiên. Ðất Nam-Trung ít bông nhiều lá làm gì có hoa để hái lộc ?

Inline image

Xin xăm nơi miếu Tả-Quân trong Gia-Ðịnh

Nhắc lại một phong-tục nhỏ trong Nam. Ba ngày Tết trong nầy ăn dồn thịt kho, thịt lạp xường và vịt phơi khô, nhiều ngày quá nên lợm giọng, vì thế qua ngày mồng bốn Tết có lệ «cúng tất», Tết nhà Tết cửa – Ngày ấy nấu bữa cơm cúng đất đai ông bà, lễ tất, đại để có tục lệ cắt giấy kim ngân ra hình vuông hình hồ-lô để dán vào cột cửa tủ bàn và dâng lên bàn thờ Tổ-tiên «nồi cháo cá ám». Cũng thì cháo cá nhưng cháo nấu kiểu cá luộc chần thì vẫn cá luộc sơ và xắt khúc, không để nguyên con, còn trái lại «cháo cá ám» là nấu nồi cháo rất kỹ, cá để nguyên con không chặt ra khúc và khi nấu nồi cháo vẫn không đậy nắp vung (nấu ám). Theo tôi đây là món thuốc vệ-sanh trừ độc của ông bà lưu truyền lại, vì ba ngày Tết ăn mỡ đã nhiều, qua Mồng Bốn ăn tô cháo ám có rau ghém chát xắt nhỏ, chuối cây non và rau thơm, vừa nhẹ lòng khoan khoái thêm ngon miệng, trở bữa, nghệ-thuật bí quyết trường sanh là đó !

Nay cũng thấy bớt đi cái tục «cung chúc tân xuân». xưa có lệ sáng Mồng Một thay nhau vái lạy ông bà lối xóm và chúc nhau bằng cánh thiệp viết tay có để tên họ và câu chúc cổ truyền. Nay đã thôi đi «cung hỷ» và quen nhờ nhà bưu điện đem thơ giùm, làm cái việc trả nợ quỷ thần, báo hại mỗi lần Tết người đem thơ mỗi lần đổ quạu.

Người Việt ta vì quá đua đòi chạy theo cái mới lấy cái Tết Dương-lịch làm lớn và thuần phong cổ tục về Tết âm-lịch đã mất lần hồi. Tục thờ cúng ông bà đã xem nhẹ hơn xưa và cái lễ Tết là lễ nhớ người chết đã trở nên ngày xả hơi vui chơi của người sống. Chúng ta có thể giản-dị-hóa phần nào những gì phiền phức rườm rà, nhưng không nên để cho mất ý nghĩa của cái Tết cổ truyền của một xứ lấy việc nông-tang làm gốc, chớ nên quá duy-vật mảng ăn chơi vui sướng cho mình mà quên câu «mộc bổn thủy nguyên» trước có ông bà sau mới có ta vậy. Theo tôi, ngày Tết Nguyên-Ðán phải được bảo tồn với bao nhiêu cổ-tục của nó./.

VHS

Gia Định, số 5 đường Rừng Sác

Tháng Bảy, tháng Tám năm 1966

EmojiEmoji

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt
Tục lệ gói bánh chưng đến nay vẫn được xem là một trong những tập tục khơi gợi phong vị ngày Tết đậm đà nhất. (Ảnh: Shutterstock)

Văn Hóa & Nghệ Thuật

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt

Vốn được lưu truyền từ thời đại vua Hùng, gói bánh chưng ngày Tết nay đã trở thành nét văn hóa truyền thống của rất nhiều người Việt. Đây được xem như biểu tượng của nền văn minh lúa nước thuần Việt. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại gói bánh chưng. Bánh không chỉ để ăn mà còn là phần không thể thiếu cho phong vị ngày Tết, đầm ấm, sum vầy và dâng kính Trời Đất tổ tiên.

Bánh chưng gồm những nguyên liệu chính là lá dong, gạo nếp thơm, đỗ xanh và thịt heo. Ngoài ra có thể cho thêm những nguyên liệu khác như đậu phộng, dừa,… đường, tùy thuộc vào khẩu vị trong mỗi gia đình.

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Gói bánh cũng lắm công phu. Từng chiếc lá dong cần rửa thật sạch cả hai mặt và lau cho khô. Để bánh ngon và đẹp, phải chọn được những chiếc lá xanh, to bản, không bị rách hay sâu bệnh.

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn đều. Bánh ra sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người cầu kỳ chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương.

Đậu xanh được phơi nắng đều và thật khô, sàng bỏ hết rác, bụi, hạt lép. Sau đó đậu được ngâm nước ấm trong 2 giờ cho mềm và nở. Đãi bỏ hết vỏ và vớt ra để ráo nước. Nhiều nơi thêm công đoạn đồ chín đậu trong chõ hoặc nồi gang sau đó đánh tơi và chia ra từng nắm để gói bánh.

Thịt heo ưa chuộng nhất là loại thịt ba chỉ, được lấy từ những con heo ỉ nuôi bằng cám gạo và rau củ theo cách truyền thống. Thịt cắt thành từng miếng khoảng 3cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu trong khoảng hai giờ cho ngấm.

Gói bánh chưng cũng là một nghệ thuật. Người gói khéo cho ra chiếc bánh vuông vức và đầy đặn. Ngày nay, hầu hết mọi nhà đều dùng khuôn gỗ để căn chỉnh bánh cho đẹp.

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Số lượng bánh chưng gói tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi gia đình và độ lớn của nồi luộc, thường là trong khoảng 10 – 20 chiếc.

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Nồi để luộc bánh cần đủ lớn, thành dày và cao.

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Xếp bánh thành các tầng chồng lên nhau ngay ngắn và chặt, để bánh được giữ cố định, không bị xô vỡ khi nước sôi.

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Bánh chưng được luộc trong khoảng 8 đến 12 tiếng. Trong quá trình nấu cần bổ sung thêm nước nóng bù cho lượng nước đã bay hơi, để bánh luôn ngập nước thì sẽ chín đều.

Vì thời gian luộc bánh dài nên thường chọn các thanh củi cỡ lớn cho thời gian cháy lâu.

(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Theo truyền thống, các thành viên trong gia đình ngồi bên bếp sưởi ấm và hàn huyên.

Gói bánh chưng ngày Tết giúp lưu giữ hương vị cổ truyền của người Việt(Ảnh: CTV của Epoch Times Tiếng Việt)

Ngày nay, mặc dù có thể dễ dàng mua bánh chưng ở các hàng quán, nhưng nhiều gia đình vẫn lựa chọn tự làm để có không khí Tết và thể hiện sự thành kính khi dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên.

Nam Minh

EmojiEmoji

EmojiEmoji

Tết rồi, về Bolsa thôi!…

Vũ Đình Trọng

  • 16 tháng 1, 2023

Rộn rịp không khí Tết ở Bolsa (ảnh: Allen J. Schaben / Los Angeles Times via Getty Images)

Chuyện dành riêng cho đàn ông, con trai 18+. Nghiêm cấm phụ nữ, trẻ em dưới 18 tuổi…

1.

Tết Nguyên Đán đối với đàn ông Little Saigon – Bolsa thì cũng thường thôi, vì năm nào cũng vậy. Cũng một trà, một rượu; cũng thịt thà dư dả và bánh chưng, bánh tét,… đủ các món ăn chơi, ăn thiệt. Chỉ thiếu các khoản “đú đa, đú đởn” như Tết ở trong nước, nhưng bù lại được hít khói pháo đến sặc sụa khi đi lễ chùa đêm Giao thừa.

Tôi có thằng bạn làm “thợ giũa” ở tiểu bang “lạnh teo”. Nó nói thế để tả cái lạnh dã man nơi nó ở. Tôi hỏi sao không dọn về Cali sống cho khỏe, nó nói “ở đâu quen đó, với lại không ở đó làm sao biết ‘lạnh teo’ như thế nào!” Do ở cái xứ tìm một người Việt còn khó hơn leo lên cung trăng, nên nó cưới một cô vợ Mỹ, khách ruột của nó.

Nó kể, vợ chồng nó không có con, đi xét nghiệm đủ kiểu, mấy lần thụ thai nhân tạo cũng không xong. Uống thuốc tây, ta, tầu đủ cả, chỉ có “mập” túi bác sĩ, thầy lang thôi chứ chẳng ăn thua gì. Nó nói lỗi tại nó. Vợ nó nói, thôi mình nuôi chó cho vui, nó không chịu vì sợ lúc đó vợ nó cưng chó hơn, rồi bắt nó hầu mấy con bốn chân thì “thà ly dị còn hơn.” Vợ nó vin vào câu nói đó, đưa đơn ra tòa, sáu tháng sau nó thành thằng homeless, phải làm lại từ đầu.

Nhờ nghề “giũa”, vài năm sau nó mở được hai tiệm, mướn thêm quản lý nên đời sống khỏe re. Giờ nó quyết không lấy vợ nữa. Hỏi nó tại sao, nó nói đâu có ai ngu hai lần. Một tháng trước Tết nó gọi phone cho tôi la lớn: “Tết rồi! Tao về Bolsa thôi! Nhớ đón tao nghe.”

Khu vực Tết cổ truyền Việt Nam trong Disney Adventure ở Anaheim, California (ảnh: Jeff Gritchen/Digital First Media/Orange County Register via Getty Images)

2.

Tết Bolsa bắt đầu nhộn nhịp vào khoảng giữa tháng Mười Hai Âm lịch. Lúc này cờ phướn đã tung bay khắp phố rồi. Hoa lan, hoa đào, hoa mai bắt đầu về các chợ, tạo không khí đón Xuân nhộn nhịp. Những ca khúc Xuân được chợ, các đài tivi, radio phát nhiều hơn, làm lòng người xa xứ nôn nao, chộn rộn. Gần Tết còn có chợ hoa, hội chợ, diễu hành,… tưng bừng náo nhiệt lắm.

Thằng bạn tôi thì nôn nao chuyện khác. Tết chỉ là cái cớ để nó về Bolsa du Xuân. Mới sáng sớm ngày đầu tiên có mặt tại Cali, nó đã phone réo liên tục. May là tôi để phone ở chế độ rung, chứ để chuông chắc cả nhà tôi dậy theo nó. “Cà phê! Cà phê!…” Nó gào lên trong điện thoại, giục tôi đến chở nó đi.

Vừa chạy xe đến khách sạn, tôi đã thấy nó đứng trước cửa chờ. Lên xe, chưa kịp cài seat belt, nó đã hỏi “có quán nào mới không?”. Tôi nói để tôi hỏi thằng “thổ địa” ở đây, chứ có đi thường đâu mà biết. Tôi bốc phone gọi cho thằng em, nói anh Du về, có “quán cà phê đẹp” nào giới thiệu giùm. Chưa hỏi dứt câu, nó nói một loại tên quán xa gần làm thằng bạn tôi phấn khích thấy… thương!

Cách đây hơn hai mươi năm, cà phê Lú đã tạo cơn “sóng thần” cuốn trôi khái niệm “đạo đức” của người đàn ông Việt ở đây ra biển. Thực ra quán chỉ kinh doanh dựa trên nét đẹp của phụ nữ thôi. Mấy cô tiếp viên trẻ măng, mặc áo dài trắng như nữ sinh Sài Gòn đi tới đi lui, bưng cà phê, rót nước trà, chứ có làm gì khác đâu mà thu hút nhiều đàn ông đến thế. Thời đó, có người nói, ai chưa đi “ngắm” cà phê Lú thì xem như chưa đến Little Saigon.

Mấy bà vợ hình dung mấy cô tiếp viên ở cà phê Lú là “yêu tinh”, nhưng đến rồi mới biết chỉ có ý nghĩ và ước mơ dại khờ của mấy gã đàn ông đến Lú mới “bậy bạ” chứ mấy cổ nào có tội tình gì. Cũng chẳng trách được, bố nào ngắm các cô gái trẻ đẹp, mang guốc cao lêu khêu, mặc bộ áo dài trắng xuyên ánh nắng mà đầu óc không bần thần thì chắc… có bệnh, lo mà chữa chứ không vợ hay bồ nó cũng bỏ!

Thời cà phê Lú qua rồi, bây giờ các bố thích cảm giác “mạnh bạo” hơn, rõ ràng hơn, chứ không thích kiểu xuyên thấu nữa. Một số quán cà phê bây giờ có dàn tiếp viên mặc đồ không thể “nghèo” hơn. Cứ khoảng mươi, mười lăm phút, lại có một em đi ra “chẳng có gì” rót thêm trà, mỗi bàn cử một người “đại diện”, gởi em chút tiền “tip”, muốn nhét tiền chỗ nào trên người em cũng được, nhưng xin đừng lộn xộn. Đến đó uống cà phê cho có tụ thôi, chứ mấy bố chủ yếu uống trà, vì mấy em thấy ly trà vơi mới đến rót thêm. Nói gì thì nói, đấy cũng chỉ là quán bán cà phê chứ không bán thứ khác.

Trong một quán nhậu ở Bolsa (ảnh: Vũ Đình Trọng)

Thế là đủ vui rồi.

Bolsa là tên con đường chính của thủ phủ Little Saigon, Nam California. Dần dần Bolsa trở nên quen thuộc với người Việt hải ngoại và thành địa danh riêng, để chỉ chung vùng Little Saigon.

EmojiEmoji

Năm Quý Mão: Tại sao người Việt chọn Mèo làm con giáp thay cho Thỏ?
Mẫu bộ tem Tết Quý Mão, Tết năm con Mèo của Việt Nam. (Ảnh: vnpost)

Năm Quý Mão: Tại sao người Việt chọn Mèo làm con giáp thay cho Thỏ?

Ánh Dương • 20:14, 21/01/23

Trong 12 con giáp ở Đông Á, đối với các năm Mão thì chỉ riêng Việt Nam gọi là năm Mèo. Còn các nước khác, như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thì đều gọi là năm con Thỏ. Vậy chúng ta thử tìm hiểu lý do tại sao.

Phương Tây có 12 chòm sao theo chiêm tinh học (zodiac signs), tương xứng với cung hoàng đạo của 12 tháng và gọi là Kim Ngưu, Bạch Dương, Cự Giải, Song Ngư, Xử Nữ, Sư Tử, Bọ Cạp, Thiên Bình, Ma Kết, Nhân Mã, Song Ngư và Bảo Bình.

Văn minh Maya ở Trung Mỹ cũng có lịch 12 tháng trong năm, tượng trưng với 12 loài thú: Chim ưng đỏ (Red Hawk, Hải ly, Hươu, Gõ kiến, Cá hồi, Gấu nâu, Quạ, Rắn, Cú, Ngỗng tuyết (Snow Goose), Rái cá và Sói.

Tương tự như người Maya, dân Trung Hoa thời cổ đại đã lấy 12 con giáp, là các loại động vật để tượng trưng cho các tháng trong năm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.

Có một số sự khác biệt giữa các nước về linh vật của năm, ví dụ Hợi ở Trung Quốc và Việt Nam là con heo (pig), nhưng ở Nhật là con lợn rừng (boar).

Sửu ở Hàn Quốc thì gọi là Bạch Ngưu (bò trắng), Trung Quốc dùng Hoàng Ngưu (bò vàng). Còn Sửu với người Việt lại là con trâu (Thủy Ngưu) gắn bó với đồng ruộng lúa nước.

Sự khác biệt về Mão giữa Việt Nam với các nước khác

Lịch sử Trung Quốc có nói rằng 12 con giáp xuất hiện lần đầu vào thời Xuân thu Chiến Quốc (thế kỷ 5 trước Công nguyên), và được chuẩn hóa vào thời nhà Hán (khoảng năm 206 trước Công nguyên).

Cuộc xâm lăng của Mã Viện vào Việt Nam đã thôn tính chính quyền của Trưng nữ Vương năm Quý Mão (năm 43 sau Công nguyên, ba năm sau cuộc khởi nghĩa năm 40), bắt đầu áp đặt các quy định của nhà Hán.

Cuộc xâm lăng của Mã Viện vào Việt Nam thôn tính chính quyền của Hai Bà Trưng vào năm 43 sau Công nguyên có thể là khởi đầu của hệ thống lịch cùng các con giáp Trung Hoa vào Bắc Việt Nam. (Tranh dân gian Đông Hồ)

Đây có thể là khởi đầu của hệ thống lịch cùng các con giáp Trung Hoa vào Bắc Việt Nam. Âm ‘Mao’ – 猫 trong tiếng Trung ở vùng miền Nam Trung Quốc (nơi có thể là nước Bách Việt khi xưa) có nghĩa là ‘dã miêu’, có hai nghĩa, thỏ rừng và mèo hoang.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, con người có mối liên hệ với mèo sâu sắc, phù hợp với nền văn hoá lúa nước; trong khi thỏ là con vật của văn hóa thảo nguyên, không phải văn hoá lúa nước của Việt Nam.

Mặt khác, ở Việt Nam, thỏ vốn không phổ biến và thân thuộc, chỉ được coi là loài hiền lành, dễ thương. Trong khi mèo được mệnh danh là "tiểu hổ" và gần gũi với đời sống con người và thường hay xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, các bài hát…

Một lý giải khác cũng phổ biến không kém đó là ở Trung Quốc, thỏ được cho là con vật tượng trưng cho những gì hạnh phúc nhất. Những người sinh năm thỏ được cho là sống tốt bụng, uy tín, trung thành dù có đôi chút bí ẩn.

Trong khi đó, tại Việt Nam, thỏ thường được xem là thực phẩm (mèo cũng được xem là thực phẩm nhưng không phổ biến như thỏ). Với nhiều người Việt, mèo là "bạn đồng hành" sạch sẽ, thông minh và hòa đồng. Năm Mão được kỳ vọng mang tới sự hòa hợp.

Mèo còn giúp tạo ra thế đối xứng với chó. Theo thuyết âm dương, điều này thể hiện sự cân bằng, giúp giải quyết các mâu thuẫn. Tuy nhiên, theo trang Northwest Asian Weekly, không nên tặng mèo cho người khác vào dịp đầu xuân năm mới. Điều này xuất phát từ quan niệm lời chúc đầu năm sẽ ứng nghiệm cho cả năm và quan niệm cho rằng từ "mèo" cùng vần với từ "nghèo". Nếu tặng mèo vào ngày đầu xuân đồng nghĩa với lời chúc cho người nhận bị nghèo đi trong năm đó.

Mèo thay Thỏ là câu chuyện riêng của Việt Nam so với các dòng văn hóa cổ đại chung của nhân loại. Mèo chiếm vị trí thứ 4 trong 12 con giáp chính là dấu tích của một quá trình giao lưu, du nhập, biến đổi của văn hoá Việt với các nền văn minh nhân loại trong lịch sử Trái đất hùng bi này.

Ánh Dương tổng hợp

Discover more from Vietnamese-American Conservative Alliance (VACA)

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading