Đại Dương: Thoả Ước Khí Hậu Paris: Kẻ Thù Của Nhân Loại

THOẢ ƯỚC KHÍ HẬU PARIS: KẺ THÙ CỦA NHÂN LOẠI

Đại-Dương

Thoả ước Khí hậu Paris (PCA) năm 2015 được ký kết nhờ Tổng thống Barack Obama đã qua mặt Quốc hội Hoa Kỳ bằng cách không chịu sự giám sát khi thương thảo hiệp ước quốc tế.

Obama tuyên bố “Nếu chúng ta muốn ngăn chặn những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu trước khi quá muộn. Thời điểm để hành động là ngay bây giờ”.

Chính phủ Obama-Biden đã đơn phương cam kết cắt giảm hơn 25% lượng phát thải CO2 ở Hoa Kỳ vào năm 2025. Cam kết này được áp đặt lên những người Mỹ thông qua các sắc lệnh và quy định liên bang để tránh liên quan với Quốc hội. Các chính phủ Phương Tây khác cũng đưa ra những lời hứa tương tự.

Cách ứng xử của Tổng thống Obama đúng theo giáo huấn của những đảng viên Cộng sản Mỹ và giới thiên tả tại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ: độc tài, độc đoán, độc tôn, độc hại.

COP27 gây tác hại tới hâm nóng toàn cầu

PCA không có điều kiện pháp lý cần thiết cho bất cứ thoả ước quốc tế nào nên các quốc gia ký kết tha hồ hứa hươu, hứa cụi mà không cần thực hiện vì chẳng có trách nhiệm thực thi. Lỗ hổng này làm cho COP21 từ năm 2015 cho đến nay chỉ thấy nhiệt độ địa cầu tăng chứ không giảm.

COP27 họp từ ngày 6-18/11/2022 tại Ai Cập đã đón tiếp trên 100 nguyên thủ quốc gia và quy tụ hơn 35,000 người tham gia và nhiều gian hàng giới thiệu hành động vì khí hậu trên khắp thế gian.

Hàng trăm phi cơ khắp nơi đổ xô về Ai Cập và tiệc tùng với cao lương mỹ vị, đặc sản do nước nhà khoản đãi chẳng phải là thực phẩm dành cho những kẻ kiêng khem? Tóm lại Hội nghị góp phần gây ô nhiễm cho địa cầu hơn làm giảm.

Hai khối quốc gia đang phát triển (kể cả Trung Cộng và Ấn Độ) và chậm phát triển chỉ tập trung vào việc đòi cho được 100 tỷ USD/năm mà nhóm phát triển đã cam kết khi ký kết PCA năm 2015. Nhóm phát triển đành áp dụng chiến pháp của “con ma nhà họ Hứa” để xoa dịu cho qua cơn khó khăn. Nhóm này gồm Hoa Kỳ và Châu Âu đang suy thoái vì bị “gậy ông đập lưng ông” mà chưa có can đảm thoát khỏi COP để khôi phục vị thế thịnh vượng, an ninh, an toàn cho quốc gia và thế giới.

Lỗi từ đâu?

COP21 cho phép các quốc gia thành viện tự ý quy định mức phát thải carbon dioxide. Thực tế, chẳng có nước nào tự giảm mà còn tăng tỉ lệ khí thải có lợi cho phát triển kinh tế mà vẫn không bị chế tài.

Trong bản đệ trình lên Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã đồng ý “đạt được mức phát thải carbon dioxide cao nhất vào khoảng năm 2030”. Bắc Kinh sẽ lợi dụng 15 năm còn lại để tận dụng than đá, dầu hoả, khí đốt để đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Vào năm 2030, còn ai nhớ lại những điều đã cam kết?

Trung Quốc đã tạo ra lượng khí CO2 nhiều gấp đôi Hoa Kỳ, và hiện nay thải ra nhiều hơn toàn bộ thế giới Phương Tây cộng lại. Bắc Kinh đang đưa nhiều nhà máy nhiệt điện than vào hoạt động từ nay đến năm 2025 hơn tổng số nhà máy điện hiện có của Hoa Kỳ.

Theo báo cáo hồi tháng 02/2021 của Tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu (GEM), Bắc Kinh đã xây dựng công suất điện than nhiều hơn “gấp ba lần” so với phần còn lại của thế giới trong năm 2020. Bắc Kinh đã chiếm khoảng một nửa công suất điện chạy than của thế giới. Trung Cộng đã chiếm khoảng một nửa công suất điện chạy than của thế giới.

Trung Cộng đã thải ra lượng CO2 hơn gấp đôi Hoa Kỳ và đang tăng rất nhanh trong khi lượng phát thải của Hoa Kỳ và từ các nước Phương Tây tiếp tục giảm.

Từ ngày đầu tiên vào Toà Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Thỏa ước Khí hậu Paris vì gây thiệt hại tới nền kinh tế Hoa Kỳ và mất quyền tự chủ chiến lược về năng lượng.

Năm 2021, Hoa Kỳ thải ra khoảng 5 tỷ tấn CO2 so với 11,5 tỷ tấn của Trung Cộng. Vì thế, Liên Hiệp Quốc đã gửi thư duy nhất khen Hoa Kỳ đã làm giảm khí phát thải trong khi vẫn sử dụng điện than, điện hạt nhân, điện hoá thạch, năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.

Nếu các xu hướng ủng hộ Thỏa ước Khí hậu Paris tiếp tục thì trong một tương lai không xa, Trung Cộng sẽ có thể thải ra nhiều CO2 hơn cả phần còn lại của thế giới.

Sai lầm về di dời sản xuất

Giới cổ vũ cho hâm nóng toàn cầu đã mắc phải một lỗi lầm chết người khi ép buộc các ngành sản xuất ở Phương Tây phải chuyển sang Trung Cộng để làm giảm khí phát thải toàn cầu.

Thứ nhất, các nhà máy sản xuất tại Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu đều phát ra ít khí thải hơn khi chuyển tới Trung Quốc hoặc các quốc gia đang phát triển. Luật pháp nghiêm minh, người điều hành và công nhân thừa hưởng truyền thống tuân thủ luật lệ, biện pháp an toàn chu đáo, chặt chẽ. Nếu sơ hở sẽ bị sa thải.

Thứ hai, các nước đang phát triển hoặc chậm tiến luật pháp chưa bao trùm, mù mờ, tình trạng phe đảng vẫn ngự trị công khai hoặc che đậy để lách luật nên luật lệ có cũng như không.

Thứ ba, tình trạng tham nhũng cho phép giới điều hành từ cấp thấp cho đến cao dễ thỏa hiệp với các sai phạm của nhân viên đã thành một căn bệnh mãn tính.

Thứ tư, Chủ nhân Phương Tây thường phải dựa vào người bản xứ để huấn luyện, điều khiển công nhân nên khó khám phá sai sót kịp thời. Vì lợi, chủ nhân cũng ưa biện pháp lỏng lẻo hơn tại chính quốc.

Năm 2012, ông Donald Trump viết trên Twitter: “Chính quyền Trung Cộng đã tạo ra khái niệm về sự nóng lên toàn cầu nhằm làm cho ngành sản xuất của Hoa Kỳ trở nên không còn tính cạnh tranh nữa”.

Năm 1975, giá điện trung bình khoảng 3 cent/kwh, giúp ngành công nghiệp Hoa Kỳ duy trì khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Năm 2010, do các chính sách của Tổng thống Obama, giá điện đã tăng gấp ba lần. Năm 2021, nó đã đạt gần 15 cent.

Giá xăng năm 2011 tại Ấn Độ 8 cent, Nga 11, Ba Tây 17, Anh 24, Úc 29, Đức 35, Tàu 8, Gia Nã Đại 10, Hoa Kỳ 12, Pháp 19, Nhật 26, Tây Ban Nha 30, Đan Mạch 41.

Trả lời phỏng vấn với tờ San Francisco Chronicle năm 2008, Obama nói: “theo kế hoạch của tôi … giá điện nhất thiết phải tăng vọt”. Giá xăng vụt lên 4 USD.

Chi phí năng lượng tăng cao đã đẩy các công ty đến bờ vực thẳm, buộc họ phải chuyển hoạt động sản xuất sang Hoa Lục hoặc đóng cửa.

Theo Bloomberg, gần 80% pin quang năng được sản xuất trong năm 2019 từ Tàu. Bắc Kinh thống trị hoạt động sản xuất trong lĩnh vực phong năng và cả ngành công nghiệp pin. Họ cũng kiểm soát chuỗi cung ứng đối với đất hiếm cần thiết để sản xuất tất cả các sản phẩm “năng lượng xanh”. Biden đang trợ cấp nhiều cho các ngành công nghiệp do Đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị.

Quỹ Di Sản cho biết “cam kết Paris của Obama sẽ tăng chi phí điện cho một gia đình bốn người từ 13% đến 20% hàng năm, trong khi làm bốc hơi gần nửa triệu việc làm, gồm khoảng 200,000 việc làm trong ngành sản xuất. Khoảng 20,000 USD thu nhập mà các gia đình Mỹ bị mất vào năm 2035 và GDP giảm đi hơn 2.5 ngàn tỷ USD.

Tiến sĩ Bjorn Lomborg cho biết ngay cả khi tất cả các cam kết quan trọng đó được đưa ra ở Paris đều thực hiện, thì nhiệt độ toàn cầu cũng sẽ chỉ mát hơn 0.05 độ C (0.086 độ F) vào năm 2100 không đáng kể về mặt thống kê.

Sau khi Tổng thống Trump rút khỏi Thỏa ước Khí hậu Paris, giới báo động về khí hậu khắp thế giới tuyên bố Bắc Kinh là “nhà lãnh đạo toàn cầu mới” trong nỗ lực cứu lấy khí hậu. Mặc dù, Trung Cộng có lượng phát thải CO2 nhiều nhất, vừa đang xây dựng nhà máy điện than nhanh hơn đã hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng lượng phát thải CO2 cho đến năm 2030.

Bất chấp thực tế, Chính phủ Joe Biden vẫn tiếp tục tăng cường “hợp tác” về “hành động vì khí hậu” và Thỏa ước khí hậu Paris với Bắc Kinh sẽ làm cho Hoa Kỳ phải tự sát về kinh tế.

Con đường thoát khỏi kiểu tự sát kinh tế của Hoa Kỳ là chấm dứt các chính sách khí hậu của Chính quyền Joe Biden-Kamala Harris.

Đại-Dương

[caregory DD, BB]