Xin khâm phục Nỗi Niềm Của Một Phụ Nữ

Bạn thân mến,

Bài viết của chị Diệp Mỹ Linh đã làm xúc động trái tim của tôi thật nhiều.

Tất cả điều chị viết đều là chuyện thật sự của lịch sử VNCH và chuyện của người lính miền Nam chiến đấu bảo vệ tự do cho đất nước..
Nó sẽ sống mãi với thời gian và với những người Việt di tản chạy trốn CS cho dù dã 47 năm trôi qua.
Con cháu của chúng ta hay những người xa lạ muốn biết về lịch sử của Việt Nam thì xin hãy tìm đọc những tập sách và tài liệu rất đầy tình người như lời chị viết.
Đó chính là lịch sử của đất nước VNCH được viết dưới khía cạnh và góc nhìn khác của một người phụ nữ mà không phải là nhà viết sử, một người phụ nữ có chồng là sĩ quan Hải Quân VNCH, một người phụ nữ hiểu được sự đau khổ của những người vợ, người mẹ, người con, người chị, người em, có chồng, có con, có cha, có anh, có em là lính chiến đã hy sinh cho đất nước.
Trong chiến tranh, nước mắt đã nhỏ xuống rất nhiều, xót thương tưởng như đã cạn kiệt, đau khổ tưởng như đã tận cùng.
Chiến tranh đã chấm dứt nhưng tất cả không phải đã đóng lại, nỗi nhục nhằn và xót xa vẫn tiếp tục đầy đọa người đàn bà Việt Nam, những người mẹ, người con, người vợ, người chị, người em, nước mắt vẫn ràn rụa và mồ hôi vẫn đổ dài ướt đẫm trên khuôn mặt vốn đã hắt hiu và khô cằn nay lại càng già nua thêm với thời gian và số phận khi hàng chục ký lô đồ ăn vác trên vai gồng gánh, người phụ nữ miền Nam vẫn lầm lũi đi trên con đường mòn xa lạ, của rừng núi, của hoang vu và của thù hận vây quanh với một ước mong duy nhất là được thấy mặt bố, mặt chồng, mặt anh hay em ở một nơi xa xăm mà tên gọi chưa bao giờ được nghe tới, một nơi người thắng cuộc gọi là trại cải tạo và người thua cuộc gọi là nhà tù không có ngày về, người đàn bà Việt Nam gọi là địa ngục trần gian.

– Suối Máu, Cổng Trời, Z30D, Hàm Tân, Z30A, Quảng Ninh, Thanh Cẩm, Long Khánh, trại Ba Sao Nam Hà, Xuyên Mộc, Hà Tây, Vĩnh Phú…

Các sử gia thế giới, khi viết về chiến tranh Việt Nam, họ chỉ đi tìm những câu chuyện chính trị và quân sự để làm tài liệu nhưng các câu chuyện đó lại chỉ được dựng ra với mục đích riêng tư của nó, của khối CS và khối Tự Do, của Nga, của Tàu, của Mỹ. trong khi, nạn nhân của câu chuyện là miền Nam Việt Nam hay VNCH không được nói lên một lời, viết ra một chữ mà chỉ còn một việc duy nhất là đọc và ký tên.
Con người của VNCH và xã hội của miền Nam chính là một phần rất lớn của lịch sử, trong đó, người lính và quân đội VNCH luôn luôn đứng đầu của mọi biến chuyển, của mọi thay đổi và là đề tài cho mọi thăng trầm của đất nước nhưng buồn thay, luôn luôn ở vị trí thụ động.

Nhưng dù thụ động trong vị trí tự vê, người lính và quân đội miền Nam vẫn luôn luôn khác hẳn với kẻ thù về lý tưởng, về nhân đạo, về quốc gia và vì dân, cho nên, đã tạo ra bao nhiêu tấm gương anh hùng hy sinh, tình nghĩa đồng đội và sĩ khí để đời trong chiến tranh và sau chiến tranh.
Những câu chuyện hy sinh của Thiếu Tá HQ Lê Anh Tuấn, Đại Úy ND Nguyễn Văn Đương, Đại Tá ND Nguyễn Đình Bảo …và các hy sinh tuẫn tiết không đầu hàng quân thù của các tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Nguyễn Văn Long và những binh sĩ, hạ sĩ quan nhẩy dù, TQLC, địa phương quân..cần phải được ghi vào lịch sử của một đất nước đã bị mất dấu vì tất cả mọi chuyện đó đều là sự thật, không phải là chuyện tưởng tượng về Lê Văn Tám hay Nguyễn Văn Trỗi… loại tuyên truyền hoang tưởng

Lịch sử của nước VNCH không phải chỉ có đânh nhau mà bên cạnh đó, những câu chuyện của người đàn bà Việt Nam trong chiến tranh và sau chiến tranh về tình nghĩa, sự hy sinh và chung thủy cũng là những sự thực mà các nhà viết sử không thể quên được.
Họ dù không phải là người cầm súng và đối đầu với kẻ thù ở chiến trường nhưng tình yêu của họ dành cho chồng, tình thương của họ dành cho cha, cho anh hay em chính là những hy vọng chiến thắng của người lính, là tiếp tế cho niềm tin vững chắc của người lính, là những vần thơ trang thư tuyệt tác và những ca khúc tình tứ gửi người lính với chút gì để nhớ để thương để sống sót và để quay về.

Lịch sử VNCH phải là thế đó, không ai có thể phủ nhận rằng đã có một thời kỳ trong 21 năm từ 1954-1975, vùng Đông Nam Á, có một quốc gia độc lập, tự do và dân chủ đã thành hình, lớn lên, rất nhân bản và có một nền văn hóa, giáo dục, nghệ thuật rất có giá trị, đã chiến đấu cho đến giờ phút cuối cùng khi không còn súng đạn và bị ra lệnh bỏ súng đầu hàng để rồi bị xóa tên trên bản đồ thế giới.

Đó là Việt Nam Cộng Hoà.

Tên và đất nước không còn nhưng lịch sử vẫn còn được gin giữ bảo vệ vì những người tỵ nạn CS bỏ nước ra đi đã mang nó theo.

Họ mang theo và vẫn tiếp tục viết thêm dòng lịch sử ly hương vào đấy, viết về những chuyện mà người viết sử một chiều đã cố tình bỏ quên kể cả những nhà truyền thông báo chí VN ở hải ngoại cùng ngoại quốc và một số người Việt tỵ nạn CS đã chóng quên hay muốn quên lịch sử ly hương gốc gác của mình.
Chị Diệp Mỹ Linh chỉ là một trong những người đàn bà Việt Nam vẫn còn giữ được căn cước tỵ nạn CS của mình.
Xin chị cứ tiếp tục viết những dòng suy tư và cảm nghĩ của mình về đất nước, về người lính VNCH, về số phận của người Việt và về người đàn bà Việt Nam.

It khi có một người Việt nào nhứt là tuổi không còn thanh xuân và là một người phụ nữ Việt Nam đã viết một câu nói cảm động như sau:

Ngoài việc nói lên sự chiến đấu oai hùng cũng như tinh thần bất khuất của Người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa trong cuộc chiến và trong trại cải tạo, tôi còn viết rất nhiều và sẽ viết mãi về những mảnh đời đã trực tiếp hay gián tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến.

Xin cám ơn chị.

NNP

Have a nice day.Thank you.
Sent from AT&T Yahoo Mail for iPhone