SẾN GIÀ NAM…
BS Đỗ Hồng Ngọc
Thấy tôi đứng loay hoay tìm kiếm mãi trên các kệ đầy nhóc băng đĩa ngổn ngang, cô bé bán hàng đến gần hỏi:
– Bác muốn kiếm loại nào?
– Nhạc. Nhạc xưa.
Cô đọc vài cái tên gì đó…
– Không. Xưa hơn nữa kìa. Chừng nửa thế kỷ trước. Có không?
– Bác chờ con lấy.
Một lúc, cô mang ra một cái… giỏ, đúng hơn là một cái rổ to, hình chữ nhật, chứa hàng ngàn đĩa CD, buộc dây thun từng cọc nói bác lựa đi.
Tôi giật mình thấy trên thành rổ dán mấy mảnh giấy viết tay bằng chữ in khá to: SẾN GIÀ NAM .
Tuần trước, vào một siêu thị ở một tỉnh miền Đông nọ tôi thấy nơi người ta bán băng đĩa có rất nhiều rổ đựng các thứ, được phân loại như có rổ phim hành động, phim kinh dị, phim Mỹ, phim Hồng Kông… và đặc biệt có hai rổ ghi: Nhạc sến nam, Nhạc sến nữ. Tôi định mua vài thứ xem sao, nhưng thấy kỳ kỳ nên thôi. Tuy vậy, tôi cũng học được vài từ mới. Có điều ở cửa hàng này, một cửa hàng bán băng đĩa khá lớn ở Thành phố có cách phân loại độc đáo hơn: Sến Già Nam . Tôi đoán đây là loại nhạc “sến” dành riêng cho nam giới “già”!
– Có Sến Già Nữ không cháu? Tôi tò mò.
– Dạ có. Bác kiếm xong Sến Già Nam con đưa Sến Già Nữ ra bác lựa!
Thì ra nam nữ đây không phải khách hàng mà là ca sĩ. “Sến” do “nam” ca sĩ hát cho người “già” nghe thì gọi là … Sến Già Nam v.v…Tiếng Việt ta thiệt hay! Nhớ lần ra Hà Nội năm xưa, người ta giới thiệu tôi một xí nghiệp có tên là Xí nghiệp Cao Xà Lá. Hỏi “Cao xà lá” là cái gì? Là Cao su, Xà bông và thuốc Lá, gọi tắt Cao Xà Lá!
Tôi vừa tủm tỉm cười vừa lựa đống băng đĩa trong rổ Sến Già Nam , chọn được vài đĩa. Nhiều khi cả đĩa chỉ có một bài ưng ý. Thôi vậy cũng được. Có một bài mình thích là quý rồi ! Tôi hỏi còn Sến Già Nữ đâu? Cô bưng ra một rổ Sến Già Nữ nữa và nhìn tôi có vẻ nghi tôi mê cô ca sĩ nào đó của năm mươi năm trước!
“Sến” là gì ? Người ta bảo là do chữ Marie sến, tức người giúp việc, người ở đợ, con sen, người nhà quê, ít học. Nhạc sến là nhạc… tầm thường, nhà quê mà các cô gái này thường hát hỏng để trải tâm sự nỗi lòng khi vô công rỗi việc.
Đã có những bài báo, những tranh luận sôi nổi về thứ nhạc “sến hay không sến” này. “Sến” mà sao người ta thuộc, người ta khắc cốt ghi tâm? “Sến” mà sao người ta cười người ta khóc?… Gần đây trên mạng, nhiều bạn trẻ «còm» rằng nhờ “sến” mà nuôi dưỡng được tâm hồn trong một thế giới vô cảm, và có bạn còn rất tự hào rằng đã sưu tầm được hàng ngàn bản nhạc « sến » để làm của quý!
Còn tôi, tôi chỉ biết nhạc hay hoặc dở với mình mà thôi. Hay là thứ làm tôi “rung động sáu cách” ( nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý )…, còn dở là nhạc “nghe không vô” !
Chiều làng em của Trúc Phương chẳng hạn, với tôi là một bài hay, không chỉ rất lãng mạn “khói lam buồn như muốn ngừng thời gian” mà còn do tác giả viết bài này lúc ở Bình Tuy, quê tôi, cho một cô gái mà tôi có lẽ cũng quen biết.
Anh ơi nhớ về thăm thôn xưa,
Để nghe tiếng ngọt ngào ru bóng dừa
Xa xôi bước người anh lữ thứ
Nhớ thương hoài câu hát chiều làng em..
Còn Mộng ban đầu của Hoàng Trọng làm sao quên được :
Trông em mừng vườn cau
Trái mập tròn xuân mới
Bỗng me cười me nói
Con bé lớn thật mau
Mai mốt mẹ ăn trầu
«Mai mốt mẹ ăn trầu» bây giờ không còn nữa nên «đám trẻ» không biết là phải rồi. Còn những trái cau «mập tròn xuân mới» cũng khó kiếm ! Bây giờ là bưởi, là dưa hấu cả rồi!
Rồi Lối về xóm nhỏ của Trịnh Hưng :
Có những chiều hôm
Trời nghiêng nắng xế đầu non
Nắng xuống làng thôn
Làm cho đôi má em thêm giòn
Lúa đã lên bông
Mắt già tươi sáng thôi chờ mong
Tiếng hò cô gái bên Cửu Long
Mơ rằng mai lúa lên đầy bông…
Hay : Tình lúa duyên trăng của Hoài An *
Quê hương ta đất xưa vốn nghèo
Nhưng giàu tình thương nhau
Biết yêu lúa mầu xa cuộc đời cơ cầu
Gái trai biết làm tròn lời thề khi ban đầu
Tôi không hiểu vì sao những lời ca đầy tình quê hương, đất nước, tình gia đình, tình gái trai «biết làm tròn lời thề khi ban đầu» như vậy mà «sến» được ?
Hà Đình Nguyên trong một bài báo về vấn đề nhạc sến đã viết : «…nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 – nhất là những bản có điệu boléro, rumba… đều bị quy là nhạc sến – tiếng "sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị… – "
… nhưng sẽ thật sai lầm khi quan niệm "nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai bởi trong dòng nhạc bình dân này có rất nhiều tuyệt tác mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng nhạc "hàn lâm" đã sáng tác được, như: Khúc ca ngày mùa ( Lam Phương ) Hoài thu ( Văn Trí ), Xóm đêm ( Phạm Đình Chương ) Ai lên xứ hoa đào ( Hoàng Nguyên ), Nắng chiều ( Lê Trọng Nguyễn ), Đường xưa lối cũ ( Hoàng Thi Thơ ), Nửa đêm ngoài phố ( Trúc Phương ) Thương hoài ngàn năm ( Phạm Mạnh Cương ) Nắng lên xóm nghèo ( Phạm Thế Mỹ )…»
Còn nhà thơ Đỗ Trung Quân có một bài thơ được Vũ Hoàng phổ nhạc rất hay tên Phượng Hồng có lần bực mình :
"Nói chú đừng giận, bài Phượng Hồng phổ thơ của chú sến chảy nước" chàng trai 20 tuổi tóc tai kiểu hip-hop nói thẳng thừng. …Thế hệ trẻ 8X hôm nay không thể tin nổi, không thể chấp nhận nổi có một gã nào đó trạc tuổi mình suốt một năm dài ngồi cạnh bàn, học cùng lớp để ý cô bạn gái mà vẫn cứ : "bài thơ còn trong cặp… giữa giờ chơi mang đến lại mang về.." Nhát gái đến thế, "yếu" đến thế thì "sến" là cái chắc. Bây giờ, chỉ cần một cú nhắn tin chớp nhoáng là alê hấp! Ra cà phê hộp ngồi ngay. Yêu à? Tỏ tình à? Đây, nhanh gọn lẹ: "Anh là number one, vừa đẹp trai lại vừa dễ thương…"
Không yêu nữa cũng chẳng sao : "thà như thế, thà rằng như thế…" Đỡ lôi thôi, đỡ mất thì giờ, khỏi mang tiếng "sến"…
Gần đây nhiều ca sĩ bắt đầu quay về với nhạc «sến» có lẽ để đáp ứng nhu cầu tình cảm của con người trong một thế giới ngày càng vô cảm chăng! Có điều, vì sến… thiếu gốc nên nhiều khi hát sai mà không hay. Chẳng hạn «Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng» trong Chiếc lá cuối cùng của Tuấn Khanh * có ca sĩ hát ngon lành : «đêm chưa qua mà trời sao vội sáng» ! QUA CHƯA? với "chưa qua" khác nhau xa lắm! Cũng như "Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em" của Từ Công Phụng mà hát thành Bây giờ "mấy tháng" rồi hỡi em?… thì nguy tai !
Tôi vẫn còn nhớ những đêm ngồi nghe Tuấn Khanh đàn piano dưới chân cầu sắt Đa Kao trong một quán cà phê nhỏ chênh vênh…
Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa …
( * xin đừng nhầm với các nhạc sĩ Tuấn Khanh, Hoài An đương thời )
Tôi chắc rồi một hôm nào đó cậu trai 8X kia sẽ tìm đến bản nhạc “sến chảy nước” nọ và rồi 8X sẽ được thay thế bởi 9X, 0X… Rồi sẽ có những người tìm đến Sến Già Nam, Sến Già Nữ như tôi hôm nay cho mà coi!
Không lâu lắm đâu! Hãy đợi đấy!
Hình: ca sĩ Duy Trác
( Ông hiện bị mất trí nhớ hơn chục năm nay ! )
ndperosotS1M4tP 11u90t98i1ll7a03869ul26t 52:59A0 9i4as g94ht ·
KIM CƯƠNG
Nghệ sĩ đàn em Kim Tuyến đã chửi thẳng mặt đàn chị Việt cộng Kim Cương,
khi hai người gặp mặt tại Hoa Kỳ!!!
Có ai dám lật mặt những kẻ nằm vùng tại Úc, tại Sydney, Melbourne, Brisbane v.v…
hay chỉ giỏi chửi, nhục mạ lẫn nhau?
*********
Tôi gặp nghệ sĩ Kim Cương tại Westminster, Hoa Kỳ !
Kim Tuyen Nguyen
Tôi vừa nhận ra chị đi với một phụ nữ và một cặp vợ chồng trước cửa Phở Pasteur trên đường Westminster / góc Brookhurst khoảng 7 giờ tối Thứ Bảy July 9 .
Tôi nhìn chị và thấy người phụ nữ nhìn tôi kề tai chị ..
Chị bước đi về hướng chợ 99 cent .
Tôi đi theo và gọi tên chị thật to khi chị bước vào trong chợ :
– Chị Kim Cương ! "
Người phụ nữ kia cười nói ngay với chị KC :
– “Thấy hôn ! Em biết thế nào chỉ cũng lại nhìn chị ."
Có lẽ cô ấy tưởng tôi là khán giả ái mộ chị Kim Cương ?
Chị KC quay người lại tôi ,
tôi nói ngay :
– Em Kim Tuyến đây ."
Chị ôm tôi cười nói :
– Em bây giờ mập ra ."
Tôi nghiêm mặt nói :
– Chị đã từng tuyên bố ngay sau ngày 30/4:
"Hôm nay chúng ta đã đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào . Vậy chị qua đây làm gì ?
Chị KC ôm hai vai tôi nói :
– Em ơi , chị em mình già cả nên lẫn rồi ! Em đừng nghe lời ai đó …."
Tôi chận ngay và giận run vì KC cho là già cả nên lẫn và sống sượng trân tráo khuyên tôi đừng nghe lời người ta.
Tôi nghiêm giọng lớn tiếng bóp hai cánh tay chị :
– Tôi không nghe lời ai cả .
Chính chị sau 30/4 đã kêu gọi tất cả ca nhạc sĩ, nghệ sĩ tân cổ đến họp tại Hội Nghệ Sĩ. Chị nói như vậy có tôi và chú Tùng Lâm .
Chị là kẻ ăn cơm Quốc gia, thờ ma CS. Là Việt Cộng nằm vùng !
Chị đã tiếp tay cho CS ăn cướp Miền Nam. Đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào.
Bây giờ qua Mỹ để làm gì ?.
Thấy tôi lớn tiếng giận dữ ,
KC và người phụ nữ vội kéo nhau đi vội ra Parking .
Tôi la vói theo :
– “KC, ngày xưa chị là thần tượng của tôi trong nghề nghiệp.
Nhưng bây gìờ tôi khinh ghét chị ! ".
Hơn 40 năm qua những gì KC nói tôi không sao quên được !
Tôi đã im lặng không muốn công khai hoá sự việc này, vì chị là người nghệ sĩ đàn chị mà tôi rất ngưỡng mộ tài nghệ của chị.
Nhưng sự hiện diện của chị trên đất nước Hoa Kỳ mà chị đã từng hô hào đánh đuổi, nhục mạ bọn Thiệu Kỳ bán nước.
Dĩ nhiên chị đã vui sướng trên nỗi đau uất nghẹn của những người lính VNCH đã hy sinh xương máu bảo vệ miền Nam thật an bình cho chị được tự do ca hát sống một cuộc sống sung túc ấm no.
Chị đã phản bội đồng bào vô tội tiếp tay cho CS tàn hại cuộc sống tươi đẹp của mọi người !
Biết bao nhiêu nạn nhân đã vùi thây trong lòng biển cả!
Tôi đã chứng kiến tận mắt xác các thuyền nhân đi cùng trên tàu đã phải thả xuống lòng biển mênh mông …
5 tuổi, 7 tuổi, phụ nữ, đàn ông trẻ vừa ra khỏi tù CS vượt biên cùng vợ con thơ dại, lên boong tàu tìm nước uống cho con, chẳng may sóng đánh cuốn dạt xuống biển khơi giữa đêm khuya. Những tấm hình và hành lý không ai nhận vì những người chủ của nó đã bị sóng cuốn trôi khi tàu bị bể giữa đêm đông mưa bão !!!
Chị Kim Cương ơi, tôi đã giận điên lên khi chị nhởn nhơ trên vùng đất của những người tỵ nạn CS chúng tôi .
Chị có thấy mình hèn và nhục nhã không?
Chị có thấy tội nghiệp cho dân lành đang sống trong cái chủ nghĩa mà chị từng ca ngợi khi chính CS mới là bọn bán nước.
Nếu chị cảm thấy mình sai,
chị nên xin lỗi đồng bào và những người lính VNCH.
*********
42 năm về trước ….
Theo lời kêu gọi trên Đài Phát Thanh của Kim Cương.
Tôi và rất đông các cô chú anh chị ca nghệ sĩ, nhạc sĩ có mặt kẻ đứng người ngồi sau sân và dọc theo hai bên hành lang trụ sở Hội Nghệ Sĩ chờ đợi chị KC.
Tôi ngồi trò chuyện cùng chú Tùng Lâm phía sau sân.
Tôi chú ý thấy cô Ngọc Nuôi chạy vào khuôn mặt đầy nước mắt:
– "Anh Hùng ơi anh Hùng !
Anh đi bỏ mẹ con em …" .
Chị KC xuất hiện,
thấy chú Lâm và tôi ,
chị ngồi cạnh tôi.
Tôi nhìn chị rưng rưng :
– Em buồn quá chị ơi !"
Chị kéo đầu tôi ngã vào vai chị,
vỗ về vuốt tóc tôi :
– “Đừng buồn em,
chị em mình rồi sẽ được Giải Phóng ra khỏi bốn bức tường ! "
Tôi sững sờ, ngỡ ngàng đưa mắt nhìn chú TL,
nước mắt tôi đã rơi từ bao giờ và khựng tại lúc đó.
Tôi thầm nghĩ ,
mình đâu có bị ai nhốt trong tù đâu ? Mình vẫn đang đi hát ,
đi làm lo cuộc sống cho gia đình mà !?
Chị KC nói lớn :
– Mọi người vào trong, đến giờ họp.
Chị nắm tay tôi,
kéo tôi đi cùng chị vào trong phòng họp.
Chị KC ngồi ngay đầu bàn chủ toạ. Chiếc bàn thật dài, đông đủ anh chị em ca nghệ sĩ, kẻ đứng người ngồi,
chờ đợi xem chuyện gì sắp tới.
Chị kéo tôi ngồi cạnh bên tay mặt của chị,
chú Tùng Lâm ngồi kế bên tôi.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức ngồi sát phía bên trái của chị Kim Cương.
Bắt đầu buổi họp ,
chị dõng dạc tuyên bố:
– Ngày xưa bọn Thiệu Kỳ bán nước còn hiện diện trên Quê Hương ta,
tôi phải núp dưới danh nghĩa Làng Cô Nhi Long Thành .
Hôm nay chúng ta đã đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào.
Tôi ra lệnh cho anh Nguyễn Đức lập những tiểu tổ, để chúng ta thành lập Biệt Đội Văn Nghệ …..".
Chú Tùng Lâm nghiêng đầu nói nhỏ vào tai tôi:
– “Tuyến khóc nữa đi con ,
mầy khóc nữa đi con ".
Tôi thất vọng não nề Trong khi chị KC thao thao bất tuyệt,
tôi không còn nghe hay không muốn nghe gì nữa cả.
Trời ơi ! Thần tượng sụp đổ !
Anh La Thoại Tân có lần kể cho chúng tôi nghe trong khi tập kịch tại Mỹ vào năm 1984 như sau:
– Trước khi mất nước ,
Kim Cương mời đi hát và cho biết tụ tập tại Làng Cô Nhi Long Thành .
Đợi tới chiều mà vẫn chưa khởi hành , anh hỏi là sao chưa đi ,
rồi chừng nào mới hát ?.
Kim Cương nói:
– Chút nữa lên xe nghệ sĩ ngủ một giấc là tới nơi hát .
Anh La Thoại Tân nói tiếp:
– Trời ơi ! Chờ đợi mệt quá, lên xe.
Anh em ai cũng ngủ .
Chừng tới nơi mới biết nó đưa vô rừng hát cho VC !
Nguồn fb Tòng Thanh Phạm
.