22 Năm Tang Thương và 48 Năm Trả Nợ

Bạn thân mến,

Xin đăng lại với sửa chữa quan trọng;
– thay chữ kỷ niệm ( không đúng nghĩa) bằng chữ Tưởng Niệm.
Xin thành thật cáo lỗi.
NNP

Tuesday- 19/11/2001

.It was at 8:46 a.m.

Eastern Standard Time on that Tuesday morning when the first plane, American Airlines Flight 11, hit the North Tower of the World Trade Center in New York City.

At 9:03 a.m

The second plane, United Airlines Flight 175, struck the South Tower of the World Trade Center.Se

At 09:37

the third plane destroyed the western face of the Pentagon – the giant headquarters of the US military just outside the nation’s capital, Washington DC.

At 10:03

The fourth plane crashed in a field in Pennsylvania after passengers fought back. It is thought the hijackers had meant to attack the Capitol Building in Washington DC.

The September 11 attacks, commonly known as 9/11,[d] were four coordinated Islamist suicide terrorist attacks carried out by al-Qaeda against the United States on Tuesday, September 11, 2001.

That morning, 19 terrorists hijacked four commercial airliners scheduled to travel from the New England and Mid-Atlantic regions of the East Coast to California. The hijackers crashed the first two planes into the Twin Towers of the World Trade Center in New York City, two of the world’s five tallest buildings at the time, and aimed the next two flights toward targets in or near Washington, D.C., in an attack on the nation’s capital. The third team succeeded in crashing into the Pentagon, the headquarters of the U.S. Department of Defense in Arlington County, Virginia, while the fourth plane crashed in rural Pennsylvania following a passenger revolt. The attacks killed nearly 3,000 people and instigated the multi-decade global war on terror.

Bạn thân mến,

Hôm nay, Sept 11, 2023 là ngày tưởng niệm 22 năm bọn khủng bố Al Queda đã cướp 4 máy bay dân sự để đâm vào tòa nhà tháp đôi New York, Ngũ Giác Đài HK và chiếc cuối cùng, bị chống lại bởi các hành khách anh hùng, cho nên, đã không đâm trúng mục tiêu là điện Capitol ở Washington và rơi xuống một cánh đồng ở Pennsylvania.

Những người Việt tỵ nạn CS ở trên khắp thế giới cũng như người Việt ở trong nước và cả loài người trên quả địa cẩu đều trông thấy thảm họa kinh hoàng lần đầu tiên xẩy ra cho người dân Mỹ ngay trên đất Mỹ chứ không phải là ở một căn cứ quân sự Mỹ nào trên thế giới.

Không ai có thể tưởng tượng được bọn khủng bố Al Queda lại có thể có hành động kinh tởm như vậy nhằm mục đích giết hại mấy ngàn người dân Mỹ một cách tàn nhẫn như thế.

30/4/1975. Người Việt tỵ nạn CS đã phải bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng, để lại tất cả cuộc đời và nhà cửa, chỉ mang theo một trái tim tan nát, một nỗi đau khổ vô biên để phải nhắm mắt liều mình đưa chân đi tìm sự sống không biết ở nơi đâu và tới chân trời nào.

Nhỉn ra chỉ thấy biển, sóng gió và cướp biển, nhìn lên chỉ thấy mây xám âm u và vô vọng, nhìn lại thì toàn là trại tù cải tạo, nón cối, dép râu, rình mò, đe dọa và trả thù ở mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ và mỗi ngày của cuộc đời.

Chỉ còn nhắm mắt lại thì sẽ nhìn thấy hy vọng. Có bước chân đi mới tìm thấy được nơi đến.

Cho tới năm 2023, đã 48 năm trôi qua, người Việt tỵ nạn CS vẫn còn mang trong tim vết sẹo không bao giờ lành và chắc chắn, nó vẫn lồi lên trên da thịt của mỗi người và trở nên nhức nhối mỗi khi bị chạm đến.

Nhưng vào ngày thứ ba Sept 9, năm 2001, tin không tặc cướp 4 máy bay dân sự để khủng bố nước Mỹ và giết gần 4,000 người dân gồm cả trăm người lính cứu hỏa anh hùng. Bọn khủng bổ đã cắt thêm một vết thương mới trên da thịt của người Việt tỵ nạn CS chúng ta.

Nhìn thấy những khói lửa đang bốc cháy ngùn ngụt đen cả khung trời trên cả 2 tầng tháp đôi cao gần 100 tầng, có những người đã không còn chịu nổi lửa cháy và phải nhẩy ra khỏi tầng 60,70 rơi xuống vô vọng như chiếc lá khô im lìm rớt xuống đất, không còn nghe được tiếng la cuối cùng.

Hình ảnh hỗn loạn chạy xuống đất của hàng trăm người thật bi thảm nhưng không thể nào ngăn chận được tình người thật hào hùng và lòng yêu nước thật can đảm của cả 100 người lính cứu hỏa Hoa Kỳ vẫn hiên ngang xông pha kiên nhẫn vác vòi nước cùng nhau đi ngược vào cõi chết lên phía trên cao.

Đến khi tòa nhà thứ nhất sập xuống rồi sau đó, tòa nhà thứ hai sập theo, bụi mù như bão cát sa mạc cùng mọi thứ bay lan cả một bầu trời xám tro nhanh hơn cả bước chân chạy trốn của nạn nhân khiến thế giới cũng như tôi đã ngưng thở vì kinh hãi vô cùng.

Trên TV, hình ảnh của khói lửa, sập đổ, bụi mù và con người làm tê dại thần kinh và giác quan của con người nhưng có lẽ cũng chưa đủ bởi nếu là người đang ở nơi đó và là người chứng kiến hình ảnh đó, những âm thanh của tàn phá, của sập đổ ầm ầm, của hãi hùng la hét sợ hãi và sắp chết sẽ còn khủng khiếp biết đến chừng nào và không có cái gì có thể so sánh cho đúng được.

Ngày 11 tháng 9, 2001 không những là ngày tang thương cho đất Mỹ, quê hương mới của chúng ta mà còn là ngày đau thương của tất cả những người dân, không phân biệt màu da và nguồn gốc đã được nước Mỹ đón nhận và bảo trợ.

Sinh ra, lớn lên và sống trong một đất nước chiến tranh 21 năm, chúng ta đã biết đau khổ và chết chóc vì bom đạn với hận thù đã như thế nào.

Vết thương 30/4/75 của chúng ta rất to lớn và đau nhức nhưng người Việt tỵ nạn CS chúng ta khi được nước Mỹ chấp nhận để trở thành quê hương thứ hai của mình thì ngày 11 tháng 9, 2001 cũng sẽ là một vết thương to lớn khác chúng ta có bổn phận phải chia sẻ và xoa dịu như chính những người 48 năm trước đây đã chia sẻ và xoa dịu cho chúng ta.

Vì vậy, mỗi năm cứ tới ngày 9/11 thì thường tôi sẽ viết về câu chuyện này để tự nhắc nhở một món nợ mình mang ơn với nước Mỹ.

Dù món nợ không ai đòi và không có con số là bao nhiêu nhưng hãy cố gắng trả càng nhiều càng tốt vì không biết bao nhiêu là đủ hay là hết.

Hãy làm như những gì họ đã làm cho chúng ta không điều kiện.

Hãy trả bằng những gì chúng ta có thể trả được không tính toán.

Điều hạnh phúc và hãnh diện cho chúng ta, người Việt tỵ nạn CS là lời kêu gọi của tôi đã được vô tình trả lời bằng những tin tức thành công hay dấn thân của người Việt tỵ nạn hay con cháu của chúng ta trên đất Mỹ hiện nay trong dòng đời xã hội, quân sự, khoa học, giáo dục, y khoa và báo chí, phim ảnh……

48 năm và có thể ít hơn 48 năm mà đã có “ những trả lại to lớn” như vậy, cộng đồng người Việt với hơn 2 triệu người trên đất Mỹ hiện nay, đã trả được một “ món nợ” khá lớn rất đáng kể so với các cộng đồng thiểu số khác.

NNP

Xin mời đọc một bài viết của tôi được đăng trên Vietbao ngày 12/9/2015.

9/11: Nỗi Đau Đã Khép Lại

VIETBAO.COM – 12/09/2015

Ngày hôm nay, 9/11/2015 sáng dậy, cầm tờ báo LATIMES ở nam Cali trong tay, tôi vẫn nghĩ một ngày không quên này sẽ được in lên trên trang nhất của báo để tưởng niệm tai họa khủng bố đã xẩy ra 14 năm trước đây vào năm 2001.

Điều ngạc nhiên là dở từng trang báo một, tôi không thấy một hàng tít lớn nào, không một bài viết của báo cũng như của bạn đọc được đăng lên hôm nay.

Tờ báo hoàn toàn loan tin hàng ngày bình thường trừ cái mình muốn được xem.
Có phải người Mỹ đã muốn để một quá khứ đau buồn này nằm bình yên sau lưng và tiếp tục ngẩng cao đầu bước tới tương lai với một vết thương dấu kín?

Tôi tin chắc rằng họ không quên và cũng không phải họ không muốn nhớ.

NIềm tự hào của họ rất lớn và sức sống vươn lên của họ không bao giờ đứng lại.

Bằng mọi giá, khi tòa tháp đôi đã sụp đổ nhưng ý nghĩ phải có một tòa tháp khác được dựng lên ngay tại chỗ này và cạnh khuôn viên tưởng niệm đã được họ chuẩn bị trong đầu bởi không thể để cho nước Mỹ sụp đổ ở đây.

Ý tưởng này đã được vạch ra sau cuộc sụp đổ tòa tháp đôi bởi niềm tự ái dân tộc và niềm tự hào của Mỹ Quốc. Trễ hay bao lâu đi nữa, một tòa tháp cao phải được xây lại ngay đây.

Vi vậy, họ đã mất 6 năm dọn dẹp đất đai để bắt đầu khởi công từ tháng 4, 2006 và hoàn thành tháng 9, 2014.

Hơn 8 năm sau, niềm tự hào của họ đã vươn lên lại.

Một tòa tháp đơn One World Trade Center có chiều cao 1776 feet đã có mặt.