Giám Khảo đi coi nhạc hay đi nghe nhạc?

Bạn thân mến,
Các bạn đã được đọc bài viết của tôi về cô Minh Tâm, người đi thi hát với bài Cô Đơn của Nguyễn Ánh 9.

Xin được gửi thêm một vài lời chia sẻ của người đọc về bài viết này để mong khi đi nghe nhạc, chúng ta không bị đánh lừa bằng quá nhiều động tác trình diễn của ca sĩ hay phần phụ diễn nhạc cảnh cho bài hát mà các Show nhạc ASIA hay PBN thường làm.

Quần áo đẹp, múa hay, ánh sáng tuyệt vời và phụ diễn có ý nghĩa làm quên đi tiếng hát của ca sĩ.

Cuối cùng, khán giả sẽ được đi coi hát mà không phải đi nghe nhạc. Không những thế, nhạc lại thường còn là lip sync, hát nhép và vì vậy, luôn luôn là xuất sắc, không chê vào đâu được.

Không biết đến bao giờ, quan niệm nghe nhạc của chúng ta mới được tách ra khỏi coi nhạc?

Ở Mỹ, khi người ta bỏ tiền ra đi nghe nhạc, có thể là cả trăm hay cả ngàn $US, người ca sĩ không thể nào hát nhép được hay múa may quay cuồng quá nhiều.

Celine Dion ở Las Vegas đã có một đêm trình diễn thay vì hát thiệt, đã đối sang hát nhép bởi hôm đó đau cổ họng. Cuối cùng, đã bị khán giả và báo chí tàn sát không thương tiếc gì.

Kinh nghiệm cho chúng ta hiểu là khi hát nhép, xin đừng bao giờ mời một khách da trắng nào đến thưởng thức hay tham dự chương trình. Trước sau gì, họ cũng chê cười hay bỏ về.

Hát nhép thì biết bao giờ mới biết hát hay được.?

NNP

@philpnkv1

@philpnkv1

@philpnkv1

4 days ago (edited)

5 tháng trôi qua, tôi đã thật sai khi cho rằng chương trình Nail Voice sẽ không thu hút được những giọng hát đi thi có sức lôi cuốn người xem thật nhiều.

Hôm nay, tôi biết tôi đã lầm khi mở xem bài hát Cô Đơn của NA9 do thí sinh Minh Tâm trình bày.

Bài hát này tôi đã nghe rất nhiều siêu ca sĩ cũng như hạng A biểu diễn từ trong nước tới hải ngoại nhưng phải nói một điều thật lòng và sẽ làm cho các ca sĩ đó không được vui cho lắm.

NS đặt tựa đề cho bài hát là Cô Đơn nhưng để tạo ra sự cô đơn đó, các siêu ca sĩ đã dùng quá nhiều kỹ thuật thanh nhạc và thêm thắt những phần riêng của mình tưởng rằng sẽ làm cho bài hát có thêm nhiều cô đơn chồng lên bài hát.

Thật sự ra, khi nghe họ hát, thật tội cho tôi vì cô đơn đã không có mà lại thấy bị làm phiền vì bị suy nghĩ.

Bởi sự thêm thắt và biểu diễn đó không đến từ trái tìm người hát mà nó đến từ tưởng tượng và xếp đặt gượng gạo không tự nhiên, đến từ nguyên tắc và trường lớp khiến người nghe như được tặng thêm phần kịch để diễn tả nỗi đau khổ của cô đơn.

Không. Không nên như thế. NS NA9 khi viết bài hát này, ông không đòi hỏi phải dựng thêm màn kịch và pha thêm nhiều màu sắc chói ngược ở ngoài vào. Bài hát của ông tự nó đã có màu sắc riêng của nó, tự nó mang những ngôn ngữ và âm thanh riêng của nó để khi vang lên, đó chính là nỗi Cô Đơn của NA9.

Trong âm nhạc, người ca sĩ có thể biến một bài hát từ nguyên gốc thành Một bài hát riêng của mình bởi chất giọng, bởi hoà âm, bởi chút thay đổi và bởi thêm bớt để cuối cùng, tên tuổi người nhạc sĩ viết bài gần như đã bị phai nhạt đi bởi tên người ca sĩ và bài hát coi như đã bị khai sinh lại dưới một hình dạng và tên tuổi khác.

Sự sáng tạo trong nghệ thuật luôn luôn được khuyến khích và quý trọng nhưng về ca khúc được viết, tác giả bao giờ cũng mong muốn đứa con cửa mình chỉ khai sinh một lần và muôn đời vẫn như thế.

Minh Tâm không còn là một thí sinh đi thi hát, không phải là một người đi trình bày một ca khúc có tên là Cô Đơn. Minh Tâm chính là một ca sĩ không cần hạng, không cần động tác diễn kịch và không phải đem thêm sắc màu ở ngoài vào để nói lên chữ Cô Đơn của NA9 như thế nào.

Tôi không cần mở mắt để xem, không cần suy nghỉ để hiểu và không cần phụ diễn để giải thích. Tôi đã ở trong một không gian rất im lặng, rất riêng tư, rất dễ chịu và đã hiểu Cô Đơn như thế nào qua tiếng hát của Minh Tâm.

Không phải đi thi và trúng tuyển mới trở thành người nghệ sĩ.

Người nghệ sĩ chính là người thay người sáng tạo truyền tải được xúc cảm của tác giả đến người thưởng thức một cách trọn vẹn bằng trái tim của chính mình, không vay mượn và không thay đổi.

Khi không hiểu tác giả qua tác phẩm mà phải cần vay mượn thêm và tô màu thêm vào tác phẩm thì đừng quên: NA9 đã từng nói: “ con không nên hát nhạc của bố thì hay hơn “

Không ai hiểu được bài hát hơn chính tác giả của nó.

Gần một triệu 500 ngàn người xem phải có một lý do rất đúng mà 5 vị giảm khảo không thể tiên đoán được.

Ca sĩ thế giới đều mơ ước có được con số người xem này.

NNP

@Dung-LM

@Dung-LM

4 hours ago

Một lời bình quá chính xác! Cô Đơn của NA9 không cần những màu mè bên ngoài. Nhắm mắt nghe Minh Tâm hát thật quá tuyệt vời ❤

@philpnkv1

@philpnkv1

3 hours ago

@Dung-LM Cám ơn cô về lời chia sẻ.
Không phải ca sĩ nào cũng có thể là một nghệ sĩ chân chính nếu âm nhạc họ chuyên chở chưa làm đẹp được cuộc đời và chưa làm đẹp được con người để đưa người nghe vào một thế giới mới và một cảm xúc dạt dào đến quên cả hiện tại và chính mình.

Nhắm mắt hay mở mắt để thưởng thức không phải là yếu tố quyết định khi âm nhạc đi và đến bằng âm thanh và thính giác.

Nhắm mắt hay mở mắt để hát không phải là điều kiện thành công lúc diễn tả của người hát nếu khi nhắm mắt để hát mà làm cho tâm hồn của người hát và người nghe lịm đi trong một khoảnh khắc thì tại sao phải mở mắt để hát?

Lời nhận xét phê bình này đã đánh giá thấp âm nhạc và sự trình diễn của Minh Tâm cũng như đã khiến giám khảo đó đi chấm điểm bằng thị giác và ánh mắt thay vì bằng thính giác nghe nhạc chứ không phải là đi coi nhạc.

Khi âm nhạc vẽ ra được cho người nghe một hình ảnh, một khung cảnh hay một xúc cảm trong tâm trí hay trong tâm hồn của người nghe. Đó mới là đi nghe nhạc.

Nếu giám khảo nói ra được điều này thì có lẽ sẽ hiểu nghe nhạc và coi nhạc là hai lối đi khác nhau của người hát lẫn người nghe.

@lieulieu7906

@lieulieu7906

46 minutes ago

youtube.png

Cả Trường Quay CHẾT LẶNG Trước Giọng Hát “HAY KINH HỒN” Của Cô Gái Này |…

Minh Tuyết giả tạo ,không đủ chất để đánh giá Mình Tâm .

Thank you.

Phil Nguyen