Nham hiểm của Trung Cộng

From: Richie Lê:

TRUNG CỘNG GÀI BẪY NỢ KHÔNG LỒ CHO LÀO..

Thread Tools
#1
Old
Default Sợi dây thòng lọng mà Bắc Kinh đang "siết cổ" Vientiane
Click image for larger version Name: GettyImages-1250839187.jpg Views: 0 Size: 159.4 KB ID: 2283695
Lời hứa hẹn thịnh vượng của TQ đang mang lại "núi nợ nần" cho Lào, và cả… đau khổ! Hơn 1 ngàn tỷ USD mà ĐCSTQ "hào hiệp" cho các nước đang phát triển vay nhằm xây dựng các cơ sở hạ tầng bề thế đã trở thành cái bẫy nợ khổng lồ và phía sau đó là những sự nhượng bộ về chủ quyền. Tình hình hiện nay ngày càng tệ hơn, vượt quá sức chịu đựng của nhiều người dân tại các quốc gia vốn nghèo này.

TQ đã gây ra nổi đau khổ lớn lao cho Lào như thế nào?

Với tốc độ gần 100 dặm một giờ, đoàn xe lửa do TQ chế tạo chạy qua sông Mekong và đi qua hàng chục đường hầm mới được đào từ thủ đô Vientiane tiến về phía Bắc của đất nước Lào. Tại điểm dừng cuối cùng, gần biên giới TQ-Lào, có những tòa tháp dân cư mới mọc lên từ nơi từng là chốn rừng rậm hoang vu.

TQ đã tài trợ phần lớn các cơ sở hạ tầng mới, bề thế, giúp tạo ra các biến đổi đáng kể của một quốc gia không có biển với 7,5 triệu dân. Sự bùng nổ trong xây dựng là những gì mà TQ đem đến cho thế giới thứ ba đang phát triển, mà ở đây là tuyến đường sắt cao tốc Lào-TQ, một kỳ công về kỹ thuật rút ngắn hai ngày đi xuyên Lào xuống chỉ còn ba tiếng đồng hồ ngắn ngủi!
Tuyến đường này được các kỹ sư TQ xây dựng theo tiêu chuẩn đường sắt TQ để kết nối với mạng lưới đường sắt tốc độ cao của TQ, phục vụ cho mục tiêu lâu dài. Nhưng tất cả chuyện này đều không tạo ra sự thay đổi đối với người dân Lào mà chỉ có lợi cho riêng TQ mà thôi!

Lào vẫn là một nền kinh tế khó khăn với mức lạm phát đạt đỉnh hơn 41% từ mùa xuân năm nay. Đồng "kip" Lào bị mất giá hơn 43% so với đồng USD. Ở một đất nước mà hầu như mọi thứ đều phải nhập khẩu, số liệu thống kê thể hiện nỗi thống khổ thật lớn: nông dân không có tiền mua phân bón, trẻ em bỏ học để đi làm phụ giúp cho gia đình và cả xã hội phải cắt giảm các chi phí chăm sóc cho sức khỏe.

Cái gọi là "chiến lược hiện đại hoá" do TQ khởi xướng ra để bảo vệ Lào khỏi cú sốc kinh tế lại làm tăng "đô" cho cú sốc đó. Chiến lược phát triển này là để phục vụ ý đồ lâu dài của TQ mà những nước nghèo không kịp tìm hiểu. Hiện chính phủ Lào không biết làm cách nào để hoàn trả lại hàng tỷ đôla vay của TQ nhằm tài trợ cho các đập thủy điện, xe lửa và đường cao tốc (do phía TQ gợi ý) khi nguồn dự trữ ngoại hối của đất nước đã bị cạn kiệt.

Xe lửa của tuyến hỏa xa tốc hành Thượng Hải-Côn Minh và Lan Thương-Mekong (Shanghai-Kunming Lancang-Mekong Express) do TQ đầu tư (Ảnh: Hu Chao/Xinhua via Getty Images)

Trả nợ nước ngoài càng dây dưa, tổng sốnợ càng tăng lên, người dân Lào càng dễ bị tổn thương hơn khi giá nhiên liệu và giá lương thực toàn cầu đang tăng cao. Theo phòng nghiên cứu AidData thuộc công ty William & Mary chuyên theo dõi các khoản cho vay của TQ, tổng số nợ mà Lào vay của TQ trong 18 năm bắt đầu từ năm 2000 đã lên đến 12,2 tỷ USD, bằng khoảng 65% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Cộng thêm các khoản vay từ các cơ quan quốc tế và các quốc gia khác, nợ của Lào đã đạt mức hơn 120%!

"Không có quốc gia nào khác trên thế giới bị mắc nợ TQ nhiều hơn là Lào. Đây là một vấn đề rất lớn", Brad Parks, giám đốc điều hành AidData nhận định. "Lào đã vay mượn quá xa khả năng hoàn trả của mình!"

Các nhóm tranh đấu cho nhân quyền và các nhân vật hoạt động ở Lào cho biết, để xoa dịu Bắc Kinh và… vay thêm nợ, Lào đành phải chịu nhân nhượng nhiều thứ, kể cả vấn đề chủ quyền (ví dụ, cho phép các nhân viên đặc vụ an ninh và cảnh sát TQ theo dõi và tống trả về nước những đối tượng nào chống TQ tại Lào). Để được hoãn trả nợ, Lào phải cho TQ kiểm soát một phần lưới điện quốc gia. Giữ an ninh cho tuyến đường sắt mới cũng là do một công ty TQ phụ trách từ A đến Z.

Tuyến đường sắt cắt qua Lào sẽ kéo dài sang Thái Lan và Malaysia rồi đến Singapore là để đáp ứng tham vọng bành trướng của chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Lào phải được duy trì như một trong số ít câu chuyện thành công. Khi Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative) của TQ đang bị thu hẹp hoặc được đánh giá lại ở những nơi khác, Bắc Kinh đành phải tập trung vào mục tiêu ưu tiên: Hội nhập các nước láng giềng gần nhất.

Xe lửa hiện đại Lane Xang tại Luang Prabang do TQ cho vay đầu tư, "niềm tự hào của người Lào" (Ảnh: Zhou Xing/Xinhua via Getty Images)

TQ đã khôn khéo đưa ra nhiều sự trao đổi với các con nợ. Đi trên tuyến đường sắt cao tốc mới do TQ xây dựng từ thủ đô Vientiane đến Boten, rồi quay trở lại thị trấn du lịch yên tĩnh Luang Prabang, du khách sẽ thấy một đất nước nghèo đang bị giằng xé giữa sự thật "không thể đạt được tiến bộ như thế nếu không có TQ" và nổi lo lắng sâu sắc về sự lệ thuộc nặng nề vào túi tiền của Bắc Kinh.

Trên mạng xã hội, người dân Lào bắt đầu bày tỏ sự bất mãn chưa từng có, nhắm vào chính phủ TQ (điều hiếm thấy ở một quốc gia XHCN độc đảng, nơi mà những người lên tiếng chỉ trích luôn bị quấy rối, thậm chí biến mất!). Gần đây, trên mạng xã hội nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ với một bài viết vào cuối tháng Tám về việc một công ty khai thác mỏ của TQ đã bắt giữ khoảng 50 dân làng vì đào vàng trái phép ở phía Bắc Lào trước khi công ty này chịu nhượng bộ và đòi tiền chuộc để thả người.

The Washington Post có tường thuật, một người bán rau và gia vị 23 tuổi giấu tên tại một chợ địa phương ở Vientiane, nói: "Lào đang mắc nợ TQ đến mức mà người TQ có thể sang đây và chiếm đất của chúng tôi. Các công ty TQ có thể sử dụng người lao động Lào theo cách mà họ muốn!"

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy một sự thay đổi đáng chú ý về cái nhìn của người dân Lào đối với TQ và các quốc gia châu Á cũng như phương Tây. Đáng ngạc nhiên là Hoa Kỳ, quốc gia đã ném khoảng 270 triệu quả bom chùm xuống Lào trong một chiến dịch bí mật song song với Chiến tranh Việt Nam trong hai thập niên 1960 và 1970, lại là quốc gia đang được người Lào mến mộ và tin cậy. Cuộc khảo sát Tình trạng ở Đông Nam Á (State of Southeast Asia) trong năm 2023 do Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore thực hiện cho thấy, có gần 60% người Lào được hỏi nói rằng họ muốn liên kết với Hoa Kỳ hơn là TQ, một sự đảo ngược đáng kể so với năm trước. Hơn 72% tỏ ra lo lắng về sự ảnh hưởng kinh tế của TQ.

Toshiro Nishizawa, giáo sư tại Đại học ở Tokyo, Nhật Bản, chuyên gia về chính sách kinh tế và phát triển, từng làm cố vấn cho chính phủ Lào, có giải thích: "Lào là tấm vé đưa TQ đến gần hơn các quốc gia Đông Nam Á hơn. Cho đến nay, TQ vẫn rất hào phóng khi cho phép Lào được hoãn trả nợ. Nhưng không thể hoãn vô thời hạn".

Xóa nợ (hay một phần nợ) cho Lào sẽ dẫn đến việc cũng phải xoá nợ cho các chính phủ khác để ít ra chứng tỏ có sự công bằng. Tính cho đến nay, Bắc Kinh đã cho các quốc gia đang phát triển vay gần 1 ngàn tỷ USD trong hai thập niên qua. Chính khoản tiền khổng lồ này đã giúp định hình lại thế đứng của TQ trên thế giới trước khi các con nợ phát hiện ra, mình đã rơi vào cái "bẫy nợ khổng lồ" này.